Thơ

19/08/2013 08:05
Lượt xem 23774
Chiếc bách(1) buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,(2)
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.(3)
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,(4)
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.(5)
ấy ai thăm ván cam lòng vậy,(6)
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!(7)

(1) Chiếc bách: Chiếc thuyền gỗ bách trong văn học gợi hình ảnh tâm trạng một người hoá trẻ với bài thơ Bách chu trong Cổ thi.
(2)-(3) Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hoà dào dạt. Sóng gió vẫn cứ đe doạ liên tiếp vỗ vào bên ngoài mạn thuyền. Tâm trạng chung của bốn câu đều là buồn rầu ngao ngán cho thân phận.
(4)-(5) Dự định của ai lăm le cầm lái để đưa thuyền đậu vào bến, cũng như của kẻ rắp tâm dong lèo để cho cánh buồm vượt qua ghệnh thác mà trôi xuôi cũng thây mặc, vì nhà thơ không quan thiết.
(6)-(7) Còn ai nữa là người sẽ tìm đến với mình (thăm ván)? Nếu việc ấy xảy ra thì cũng cam lòng. Mặc dầu cũng chẳng hay gì với chuyện tập tễnh ôm đàn sang thuyền người khác, song tình thế cũng không thể khác được.
Cổ thi có câu: "Khẳng bả tỳ bà quá biệt thuyền" nghĩa là không chịu ôm đàn tỳ bà sang thuyền người khác, để nói việc không chịu lấy chồng khác. Tục ngữ "Thăm vãn bán thuyền" ở đây vận dụng chỉ có nghĩa là "người mới", không giữ ý "có mới nới cũ".
Các tác phẩm khác

Nắng phai Lượt xem: 11476
18/08/2013 15:36
Biết có còn chăng chút nắng phai
Gió mưa xóa hết nợ lưu đày
Ngày đêm mong ngủ ôm gối mẹ
Chẳng nợ ai cũng chẳng phiền ai!

Nhớ Tú Xương Lượt xem: 15620
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh

Thơ tặng vợ Lượt xem: 13353
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông

Tự cười mình - Ii Lượt xem: 10493
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.

Tự cười mình - I Lượt xem: 13251
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh

Ta chẳng ra chi Lượt xem: 14435
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.

Ông Cử thứ năm Lượt xem: 11015
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !

Phố hàng Song Lượt xem: 11980
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.

Trần Tế Xương (Tú Xương) Lượt xem: 8183
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.

Tự trào Lượt xem: 10900
18/08/2013 15:12
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh

Hiển thị 131 - 140 tin trong 284 kết quả