nguồn : http://vi.wikipedia.org
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương .
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"
, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn
với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"
, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống" .Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"
Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).
Truyện Kiều 1551-1600 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15296
22/08/2013 10:02
1551 “Làm cho trông thấy nhãn tiền.
1552 “Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”
1553 Nỗi lòng kín chẳng ai hay,
1554 Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài.
Truyện Kiều 1601-1650 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15431
22/08/2013 10:01
1601 Được lời như cởi tấc son,
1602 Vó câu thẳng ruổi, nước non quê người.
1603 Long lanh đáy nước in trời,
1604 Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.
Truyện Kiều 1651-1700 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 14978
22/08/2013 10:00
1651 Tôi đòi phách lạc, hồn bay,
1652 Pha càn bụi cỏ, gốc cây ẩn mình.
1653 Thúc ông nhà cũng gần quanh,
1654 Chợt trông ngọn lửa, thất kinh rụng rời.
Truyện Kiều 1701-1750 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15584
21/08/2013 22:37
1701 Chẳng qua đồng cốt quàng xiên,
1702 Người đâu mà lại thấy trên cõi trần?
1703 Tiếc hoa, những ngậm ngùi xuân,
1704 Thân này dễ lại mấy lần gặp tiên!
Truyện Kiều 1751-1800 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 10487
21/08/2013 22:32
1751 Dạy rằng: “May rủi đã đành,
1752 “Liễu bồ mình giữ lấy mình cho hay.
1753 “Cũng là oan nghiệp chi đây,
1754 “Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.
Truyện Kiều 1801-1850 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 13897
21/08/2013 22:31
1801 Tiểu thư đón cửa giã giề,
1802 Hàn huyên vừa cạn mọi bề gần xa.
1803 Nhà hương cao cuốn bức là,
1804 Buồng trong, truyền gọi nàng ra lạy mừng.
Truyện Kiều 1851-1900 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15646
21/08/2013 22:29
1851 Nàng đà tán hoán, tê mê,
1852 Vâng lời ra trước bình the vặn đàn:
1853 Bốn dây như khóc, như than,
1854 Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
Truyện Kiều 1901-1950 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 16053
21/08/2013 22:28
1901 “Ví chăng có số giàu sang.
1902 “Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên!
1903 “Bể trần chìm nổi thuyền quyên,
1904 “Hữu tài, thương nỗi vô duyên lạ đời!”
Truyện Kiều 1951-2000 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 15255
21/08/2013 22:27
1951 “Quản chi lên thác xuống ghềnh,
1952 “Cũng toan sống thác với tình cho xong.
1953 “Tông đường chút chửa cam lòng,
1954 “Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai.
Truyện Kiều 2001-2050 (tác phẩm có 3254 hàng)
Lượt xem: 8672
21/08/2013 22:26
2001 “Ngăn tôi đứng lại một bên,
2002 “Chán tai rồi mới bước lên trên lầu.”
2003 Nghe thôi kinh hãi xiết đâu:
2004 “Đàn bà thế ấy, thấy âu một người!
Hiển thị 1641 - 1650 tin trong 2130 kết quả