nguồn : http://vi.wikipedia.org
Chế Lan Viên (1920-1989) là một nhà thơ, nhà văn hiện đại nổi tiếng ở Việt Nam
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1920 tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung (THCS hay cấp II hiện nay) thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.
Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" của Bình Định.
Năm 1939, ông ra học tại Hà Nội. Sau đó Chế Lan Viên vào Sài Gòn làm báo rồi ra Thanh Hóa dạy học. Năm 1942, ông cho ra đời tập văn Vàng sao, tập thơ triết luận về đời với màu sắc siêu hình, huyền bí.
Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông tham gia phong trào Việt Minh tại Quy Nhơn, rồi ra Huế tham gia Đoàn xây dựng cùng với Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đào Duy Anh. Thời kỳ này, Chế Lan Viên viết bài và làm biên tập cho các báo Quyết thắng, Cứu quốc, Kháng chiến. Phong cách thơ của ông giai đoạn này cũng chuyển dần về trường phái hiện thực. Tháng 7 năm 1949, trong chiến dịch Tà Cơn-đường 9 (Quảng Trị), Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương .
Năm 1954, Chế Lan Viên tập kết ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Từ năm 1956 đến năm 1958, ông công tác ở phòng văn nghệ, Ban tuyên huấn trung ương và đến cuối năm 1958 trở lại làm biên tập tuần báo Văn học (sau là báo Văn nghệ). Từ năm 1963 ông là ủy viên thường vụ Hội nhà văn Việt Nam, ủy viên ban thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Ông cũng là đại biểu Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khóa IV, V và VI, ủy viên Ban văn hóa - giáo dục của quốc hội.
Sau 1975, ông vào sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất ngày 19 tháng 6 năm 1989 (tức ngày 16 tháng 5 năm Kỷ Tỵ) tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, thọ 69 tuổi.
Ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.
Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"
, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn
với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng"
, và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống" .Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa"
Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.Ngoài bút danh Chế Lan Viên (được hiểu là tác giả tự nhận mình là bông hoa lan trong khu vườn nhà họ Chế- dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa) nổi tiếng, trong bài giới thiệu tập tiểu luận Những bước đường tư tưởng của tôi của Xuân Diệu, đăng trên báo Văn học tháng 9 năm 1958, ông ký bút danh Thạch Hãn (tên một con sông tỉnh Quảng Trị quê ông). Nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 5 năm 1975, ông cũng ký bằng bút danh này.
Từ năm 1959 đến năm 1963, trong thời gian làm biên tập báo Văn học, phụ trách chuyên mục Nói chuyện văn thơ, trả lời bạn đọc, ông ký bút danh Chàng Văn. Năm 1961, Nhà xuất bản Văn học đã cho xuất bản hai tập Vào nghề và Nói chuyện văn thơ của tác giả Chàng Văn.
Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).
Áo trắng huế
Lượt xem: 21829
17/12/2014 20:27
Sông Hương gió lộng tứ bề
Em người "áo trắng" tóc thề ôm lưng
Chào tui chân bước ngập ngừng
Đưa tay giữ áo thẹn thuồng gió bay .........
Mấy lời thánh ca
Lượt xem: 11530
17/12/2014 20:26
Phập phồng bong bóng trời mưa
Chút chua xót của ngày xưa có còn
Cây mơ lá rũ chiều đông
Hồn tôi nhàu nát mênh mông nỗi buồn
Lỗi hẹn
Lượt xem: 31022
17/12/2014 20:25
Mưa bay lất phất bên ngoài
Hẹn, em không đến anh dài cổ trông
Trời buồn se ngọn gió đông
Hai bàn tay lạnh vẫn không muốn về
Mẹ tôi
Lượt xem: 14783
17/12/2014 20:24
Não nùng câu hát ầu ơ
Tiếng gà trưa gáy buồn ơi sau hè
Chát chua chanh khế trái me
Đong đưa mấy nhịp cầu tre vào đời
Còn thương điệu lý câu hò
Lượt xem: 13825
17/12/2014 20:23
Vào ruộng sâu con cá rô lội ngược
Mạ trên đồng chưa cấy hãy còn xanh
Hoa mận non trắng nõn ở trên cành
Mà chèn ơi ! lòng qua đinh đóng cột
Hương sen yếm lụa
Lượt xem: 20774
17/12/2014 20:22
Em mang áo yếm thắt lưng
Bướm vàng ngơ ngẩn ngập ngừng cánh bay
Đường ngôi mái tóc chẻ hai
Chuồn chuồn đậu rớt bờ vai thon mềm
Nguyễn Phương Uyên tuổi trẻ và quê hương
Lượt xem: 26945
17/12/2014 20:21
Tội của em là tấm lòng yêu nước
Tội làm thơ chống lại lũ ngoại bang
Không cúi đầu trước những kẻ bạo tàn
Em đấu tranh cho tiếng lòng nhân bản
Người lính mỹ với trái tim việt nam
Lượt xem: 26081
17/12/2014 20:21
Một nén hương lòng để tưởng niệm những người lính Hoa Kỳ gốc Việt Nam đã hy sinh trên những chiến trường Iraq và Afghanistan mà cha, mẹ vẫn còn ở Việt Nam
Anh người lính xa quê hương_cố quốc
Mang trong lòng bầu nhiệt quyết thanh niên
Trái tim anh vỏn vẹn mảnh hành trình
Là hình ảnh của cha và tình mẹ
Ngọn đuốc quê hương
Lượt xem: 23532
17/12/2014 20:18
Viết cho nhạc sĩ Việt Khang
Một ngọn đuốc âm nhạc không thể soi sáng trong đêm tối
nhưng sẽ là một ngôi sao bất tử trên bầu trời đấu tranh cho dân chủ tự do
Một thoáng hương xưa
Lượt xem: 15438
17/12/2014 20:16
Nón bài thơ biết có còn duyên dáng
Ngày chia tay cánh phượng rũ mơ màng
Thương tóc mây quyện trong tà áo trắng
Tiếng guốc nào còn gõ nhịp thời gian
Hiển thị 1191 - 1200 tin trong 2130 kết quả