Thơ

 

nguồn : http://www.thivien.net

Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Ông tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Sài Gòn năm 1962. Nhiệm sở đầu tiên của ông là Trường Trung học Thủ khoa Nghĩa ở tỉnh Châu Đốc. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.

Sau trận chiến Mậu Thân 1968, ông bị động viên vào quân ngũ và trở thành sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Năm 1970 ông được biệt phái về Bộ Quốc gia Giáo dục và thuyên chuyển về Trường Nữ Trung học Pleime của tỉnh Pleiku. Cao Thoại Châu dạy học tại đây cho đến khi có cuộc di tản các tỉnh cao nguyên về duyên hải trên tỉnh lộ 7/3/1975. Sau 1975, ông vào trại cải tạo 3 năm và cũng như nhiều nhà giáo khác, Cao Thoại Châu phải nghỉ dạy trong một thời gian khá lâu. Trong thời gian này ông làm thợ hồ sau đấy mới được gọi đi dạy lại tại trường Trung học Phổ thông Long An.

Trước năm 1975 Thơ Cao Thoại Châu xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn học: Văn, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập...
 
Sau 1975 ông nghỉ viết trong 15 năm. Từ 1990 thơ ông mới xuất hiện trở lại trên các báo Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Long An Cuối Tuần...
 
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Tác phẩm đã xuất bản:
- Bản thảo một đời (thơ, 1993)
- Rạng đông một ngày vô định (thơ, 2006)
- Ngựa hồng (thơ, 2009)
- Vớt lá trên sông (tạp bút, 2010)
- Vách đá cheo leo (tạp bút, 2012)

 

Các tác phẩm khác

Quê hương Lượt xem: 18412
18/12/2014 22:16
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nữa ngày sông
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Về hay ở Lượt xem: 20581
18/12/2014 21:48
Văng vẳng tai nghe tiếng chích chòe;
Lặng đi kẻo động khách lòng quê.
Nước non có tớ càng vui vẻ,
Hoa nguyệt nào ai đã đắm mê ?

Tự trào Lượt xem: 17285
18/12/2014 21:48
Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy, chẳng béo chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước,
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.

Tự thuật Lượt xem: 24057
18/12/2014 21:47
Tháng ngày thấm thoát tựa chim bay,
Ông ngẩm mình ông, nghĩ cũng hay.
Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ ?
Răng long ngày trước hãy còn đây.

Duyên nợ Lượt xem: 22653
18/12/2014 21:46
Cái duyên hay cái nợ nần,
Khi xa xa lắc, khi gần gần ghê.
Dấu hồng còn gửi tuyết nê,
Khi bay nào biết đông tê bóng hồng (1)

Lên lão Lượt xem: 24490
18/12/2014 21:45
Ông chẳng hay ông tuổi đã già,
Năm lăm ông cũng lão đây mà.
Anh em làng xóm xin mời cả,
Xôi bánh, trâu heo cũng gọi là.

Ông phỗng đá Lượt xem: 27084
18/12/2014 21:44
Ông đứng làm chi đó hỡi ông ?
Trơ trơ như đá, vững như đồng.
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó ?
Non nước đầy vơi có biết không ?

Hỏi phỗng đá Lượt xem: 28980
18/12/2014 21:44
Người đâu tên họ là chi ?
Hỏi ra trích trích tri tri (1) nực cười.
Vắt tay ngoảnh mặt trông đời,
Cũng toan lo tính sự đời chi đây ?

Giả cách điếc Lượt xem: 24339
18/12/2014 21:42
Trong thiên hạ có người giả điếc,
Khéo ngơ ngơ ngác ngác ngỡ là ngây,
Chẳng ai ngờ sáng tai họ, điếc tai cày, (1)
Rở lối điếc, để sau này em út học.

Mẹ Mốc Lượt xem: 26055
18/12/2014 21:39
So danh gía ai bằng Mẹ Mốc,
Ngoài hình hài, gấm vóc cũng thêm ra,
Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,
Làm thế để cho qua mắt tục.

Hiển thị 831 - 840 tin trong 2170 kết quả