Thơ

 

nguồn : http://www.thivien.net

Cao Thoại Châu tên thật là Cao Ðình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Ðịnh, di cư vào Nam năm 1954. Ông tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Sài Gòn năm 1962. Nhiệm sở đầu tiên của ông là Trường Trung học Thủ khoa Nghĩa ở tỉnh Châu Đốc. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.

Sau trận chiến Mậu Thân 1968, ông bị động viên vào quân ngũ và trở thành sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hoà. Năm 1970 ông được biệt phái về Bộ Quốc gia Giáo dục và thuyên chuyển về Trường Nữ Trung học Pleime của tỉnh Pleiku. Cao Thoại Châu dạy học tại đây cho đến khi có cuộc di tản các tỉnh cao nguyên về duyên hải trên tỉnh lộ 7/3/1975. Sau 1975, ông vào trại cải tạo 3 năm và cũng như nhiều nhà giáo khác, Cao Thoại Châu phải nghỉ dạy trong một thời gian khá lâu. Trong thời gian này ông làm thợ hồ sau đấy mới được gọi đi dạy lại tại trường Trung học Phổ thông Long An.

Trước năm 1975 Thơ Cao Thoại Châu xuất hiện thường xuyên trên các tạp chí văn học: Văn, Văn Học, Khởi Hành, Thời Tập...
 
Sau 1975 ông nghỉ viết trong 15 năm. Từ 1990 thơ ông mới xuất hiện trở lại trên các báo Thanh Niên, Kiến Thức Ngày Nay, Long An Cuối Tuần...
 
Hiện nay nhà thơ đã nghỉ hưu, ông tiếp tục sống và sáng tác tại Long An.

Tác phẩm đã xuất bản:
- Bản thảo một đời (thơ, 1993)
- Rạng đông một ngày vô định (thơ, 2006)
- Ngựa hồng (thơ, 2009)
- Vớt lá trên sông (tạp bút, 2010)
- Vách đá cheo leo (tạp bút, 2012)

 

Các tác phẩm khác

Đường trăng Lượt xem: 38311
20/12/2014 18:51
Đường ấy dừa trăng như cổ tích
đường vào những truyện thuở ngày xanh
đường qua bến lội ngang người cát
biển thuỷ triều dâng mặn nước lành

Hồ Nam Lượt xem: 27800
20/12/2014 18:49
Ai biết Hồ Nam giờ ra sao ?
Xa cách hồn quê động bóng cau
Ðám cưới qua đò quai nón mới
Mười năm còn tưởng bóng cô dâu

Kẻ ở Lượt xem: 43312
20/12/2014 18:49
Mai chị về em gửi gì không ?
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong

Không đề Lượt xem: 25977
20/12/2014 18:48
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu

Mắt người Sơn Tây Lượt xem: 30614
20/12/2014 18:47
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Mây đầu ô Lượt xem: 32417
20/12/2014 18:46
Mây ở đầu ô mây lang thang
Ôi ! Chật làm sao
Góc phố phường
Mây ở đầu ô

Một phút thoáng qua. Lượt xem: 23638
20/12/2014 18:45
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Một phút thoáng qua. Lượt xem: 28977
20/12/2014 18:44
Chưa gặp sao đành thương nhớ nhau ?
Đôi phen số mệnh cũng cơ cầu
Người đi mang nửa hồn đơn lẻ
Tôi về hoài vọng một đôi câu

Mưa Lượt xem: 24475
20/12/2014 18:43
Chợt mưa phùn gió lạnh
Càng lạnh cành hoa mơ
Ðất trắng ngàn cánh rụng
Tiếng quân hò thôn xa

Ngôi nhà Quang Dũng ở Sơn Tây Lượt xem: 14456
20/12/2014 18:42
Phan Lạc Tiếpbr>
Quang Dũng, từ trước tới nay vẫn được biết đến là một nhà thơ Sơn Tây. Anh đã mang hình ảnh của Sơn Tây vào đầy ắp những thi phẩm của mình. “Em từ thành Sơn chạy giặc về - Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm - Cách biệt bao lần quê Bất Bạt, Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì - Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn. Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng ...” Nhưng thực ra quê hương Quang Dũng không phải là Sơn Tây, mà là Hà Đông. Quang Dũng đã lớn lên trong căn nhà nằm ở ven con đê Hiệp, thuộc huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông. Đúng như thế. Nhưng tại sao trong thơ của Quang Dũng lại chỉ nói đến Sơn Tây mà ngược lại không tìm thấy hình ảnh nào của Hà Đông cả. Để hiểu nguyên nhân trên, có lẽ phải lấy Hà Nội làm khởi điểm.

Hiển thị 321 - 330 tin trong 2170 kết quả