nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Cao Bá Quát (chữ Hán: 高伯适; 1809 – 1855) là quốc sư của cuộc nổi dậy Mỹ Lương[1], và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.
Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh; nay thuộc quận Long Biên Hà Nội.
Có ý kiến khác nhau về tên tự của Cao Bá Quát. Theo GS. Dương Quảng Hàm thì Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần(周臣)[2]. Theo các tác giả gần đây như GS. Nguyễn Lộc[3], GS. Vũ Khiêu[4], GS. Thanh Lãng[5], GS. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế [6]... thì tự của ông là Chu Thần, còn Mẫn Hiên chỉ là hiệu hoặc là biệt hiệu. Ông còn có tên hiệu khác là Cúc Đường. Theo gia phả của dòng họ Cao ở Phú Thị: thân sinh ra Cao Bá Quát tên là Cao Huy Tham, có tên tự là Bộ Hiên. Ông nội Cao Bá Quát có tên tự là Ngọ Hiên. Cao Bá Quát có tên tự là Mẫn Hiên, lúc sinh thời, ông thường dùng các bút hiệu như: Chu Thần hoặc Cao Chu Thần hoặc Cúc Đường hoặc Cao Tử.
Ông nội Cao Bá Quát tên là Cao Huy Thiềm (1761-1821) sau đổi là Cao Danh Thự, một danh y nổi tiếng trong vùng. Thân sinh Cao Bá Quát tên là Cao Huy Sâm (1784-1850) sau đổi là Cao Huy Tham, cũng là một thầy thuốc giỏi [7]. Cao Bá Quát là em song sinh với Cao Bá Đạt.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm Tân Tỵ (1821), ông thi khảo hạch ở trường thi tỉnh Bắc Ninh lúc đó mới 13 tuổi, nhưng thi Hương (lần đầu) không đỗ.
Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi Hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, bị Bộ Lễ kiếm cớ xếp xuống cuối bảng [8] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ cử nhân.
Năm Nhâm Thìn (1832), Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội nhưng không đỗ. Sau đó, ông vào kinh dự thi mấy lần nữa, nhưng lần nào cũng hỏng.
Năm 1841 đời vua Thiệu Trị, được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử, Cao Bá Quát được triệu vào kinh đô Huế bổ làm Hành tẩu ở bộ Lễ. Tháng 8 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên[9]. Thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa với muội đèn chữa lại. Việc bị phát giác, ông bị bắt giam vào ngục Trấn Phủ (ngày 7 tháng 9 âm lịch), rồi chuyển đến ngục Thừa Thiên (21 tháng 1 âm lịch năm Nhâm Dần, 1842). Suốt thời gian dài bị giam cầm, ông thường bị nhục hình tra tấn. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội "trảm quyết" xuống tội "giảo giam hậu", tức được giam lại đợi lệnh. Sách Đại Nam thực lục(Tập 23) chép việc:
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, khoảng cuối năm Quý Mão (1843), Cao Bá Quát được triều đình tạm tha, nhưng bị phát phối đi Đà Nẵng, chờ ngày đi "dương trình hiệu lực" (tức đi phục dịch để lấy công chuộc tội). Tháng 12 (âm lịch), ông theo Đào Trí Phú (trưởng đoàn) xuống tàu Phấn Bằng đi hiệu lực đến vùng Giang Lưu Ba (Indonesia). Cùng lúc ấy, Phan Nhạ theo Nguyễn Công Nghĩa (trưởng đoàn) xuống thuyền Thần Dao đi hiệu lực sang Tân Gia Ba (Singapore)[11]
Tháng 7 năm Giáp Thìn (1844), đoàn công cán trên thuyền Phấn Bằng về đến Việt Nam. Sau đó, Cao Bá Quát được phục chức ở bộ Lễ, nhưng chẳng bao lâu thì bị thải về sống với vợ con ở Thăng Long.
Ông trở về sống với vợ con ở Hà Nội. Trước đây, nhà ông vốn ở phố Đình Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 1834 khi ông vào Huế thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thời gian này, những lúc thư nhàn, ông thường xướng họa với các danh sĩ đất Thăng Long như Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Trần Văn Vi, Diệp Xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào Huế (1847) làm ở Viện Hàm Lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Thời gian ở Kinh đô Huế lần này, ông kết thân với một số thi nhân nổi tiếng như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã được mời tham gia Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
Năm Canh Tuất (1850)[12], do không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát đã bị đầy đi làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ).
Khoảng cuối năm Canh Tuất (1850) đời vua Tự Đức, Cao Bá Quát lấy cớ về quê chịu tang cha và sau đó, xin ở lại nuôi mẹ già rồi xin thôi chức Giáo thụ phủ Quốc Oai.
Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn...cùng nhau (tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân) dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.
Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.
Buổi đầu ông cùng các thổ mục ở Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân đem lực lượng đánh phá phủ Ứng Hòa, huyện Thanh Oai, huyện thành Tam Dương, phủ Quốc Oai, Yên Sơn...Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.
Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855 [13]), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương, nay là vùng đất phía Tây sông Đáy thuộc các huyện Chương Mỹ, Mỹ Đức của Hà Nội, và các huyện Lương Sơn, Kim Bôi tỉnh Hòa Bình[14]), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai (huyện lỵ huyện Yên Sơn cũng là phủ lỵ phủ Quốc Oai[15], ngày nay là thị trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai). Phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn (giáp Sài Sơn), thì Cao Bá Quát bị suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau cả hai đều bị xử chém). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm quân bị chém chết và khoảng 80 quân khác bị bắt (theo sử nhà Nguyễn).
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Sự thật về cái chết của Cao Bá Quát cho đến nay vẫn còn là một vấn đề nghi vấn cần làm sáng tỏ hơn [16].
Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kỹ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
Giới thiệu một vài nét chính trong sự nghiệp văn chương cùa Cao Bá Quát, GS. Vũ Khiêu viết đại ý như sau:
Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bổ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu Bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy (Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư [Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay], Trường giang thiên [Một thiên vịnh cái gông dài], Đằng tiên ca [Bài ca cái roi song], Độc dạ cảm hoài [Ban đêm một mình cảm nghĩ]...). Trích mấy câu trong Trường giang thiên (dịch):
Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thải về quê quán. Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân lao động. Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều đã làm ông đau xót, day dứt (Cái tử [Người ăn xin], Phụ tương tử [Người vác hòm], Quan chẩn [Xem phát chẩn]...).
Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động:
Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị triều đình đuổi khéo về làm Giáo thụ ở Quốc Oai - một vùng bán sơn địa hẻo lánh xa hẳn kinh thành Huế, thì suy nghĩ của ông mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn (Đối vũ [Nhìn mưa], Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê [Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già là Lê Huy Vĩnh]...). Trích giới thiệu:
Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi...
(Trích Đối Vũ)
Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê)[17]
Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):
Trích thêm một số nhận xét khác:
Phỏng đoán Cao Bá Quát sinh năm 1808 là căn cứ bài "Thiên cư thuyết" của ông. Trong bài có câu (dịch): "Với tuổi ta mới hai kỷ mà đã thấy núi sông, thành quách cũ thay đổi đến ba lần". Cuối bài ghi: "Tháng mạnh thu, năm Nhâm Thìn(1832), Chu thần thị viết bài thuyết này". Hai kỷ tức 24 năm, suy ra ông sinh năm 1808. Tuy nhiên cứ liệu này chỉ có giá trị tương đối. Theo GS Vũ Khiêu và nhóm nghiên cứu về Cao Bá Quát thì khẳng đình ông sinh năm 1809. Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng ghi ông sinh năm 1809.[24].
Về năm mất, có một vài tác giả cho rằng Cao Bá Quát mất năm 1854. Nhưng theo Trần Công Nghị thì:
Hiện vẫn còn tồn tại nhiều giai thoại liên quan đến nhân cách và tài thơ của Cao Bá Quát (như Bịa thơ tài hơn vua, Chữa câu đối của vua, Cá đớp cá-người trói người, Trên dưới đều chó, Câu thơ thi xã v.v...[26]). Tuy nhiên, theo GS. Vũ Khiêu thì đa phần chúng đều thiếu căn cứ và chưa được xác minh. Bởi vậy theo ông chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư tưởng cùng hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội đương thời, diễn biến trong cuộc đời và trong thơ văn của ông mà thôi [27]. Ở một đoạn khác, giáo sư lại viết:
Đề cập đến Trần tình văn[29] của Cao Bá Nhạ, theo giáo sư thì rất có thể người cháu này đã đỗ lỗi cho chú để minh oan cho mình.
Không chỉ tác phẩm của Cao Bá Quát bị thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành; mà những bài thơ của các tác giả khác có nói đến ông đều không được in ấn hay phổ biến. Sau đây là hai bài thơ còn sót lại:
|
|
Tìm vàng thi nhân
Lượt xem: 17506
20/12/2014 16:07
Hoài Thanh (1909-1982)
Mùa chuyển vụ
Mỗi thi nhân, một thế giới gieo trồng
một bí ẩn vũ trụ
Bao giờ lại gió đầu mùa
Lượt xem: 18046
20/12/2014 16:07
Vang bóng (1910-1942)
Trăm đường phố chọc trời cao thẳm mây
dễ quên sao cô hàng xén to tần
Hoàng lan một thoáng, trăng còn ngát
Sợi tóc nào nào neo giữ tháng năm ?
Vang bóng
Lượt xem: 29145
20/12/2014 16:05
Nguyễn Tuân (1910-1987)
Tôi vẩn vơ lo một ngày sẽ đến
tự động hóa cao rồi, cốm ngọc có còn thơm?
Giò có lụa nữa không? Phở còn riêng hương vị?
Bỗng yên lòng: trên giá sách có ông.
Xuôi dòng nước ngược
Lượt xem: 19772
20/12/2014 16:04
Tú Mỡ (1910-1976)
Thăm cụ, tôi xuôi dòng nước ngược
trang thơ còn đợi, bút còn mong
Cụ đang trụ chốt đèn xanh đỏ
thổi phạt ai kia lái ngược dòng.
Mùa tựu trường lại nhớ
Lượt xem: 17682
20/12/2014 16:03
Thanh Tịnh (1911-1988)
Nhớ lá thu rơi, nhớ tựu trường
nhớ hoài quê mẹ mãi sông Hương
một bức tình thư chưa gửi được
bạc đầu chưa trả nợ văn chương.
Hai lá phổi giông tố
Lượt xem: 18719
20/12/2014 16:03
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Hàng tỷ vi trùng "cốc"
tấn công hai lá phổi gầy
trận tuyến này
chưa thể gọi là giông tố !
Người đến hội Long Trì
Lượt xem: 20418
20/12/2014 16:02
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960)
Đêm hội Long Trì chưa kịp vui
Quỳnh Hoa chưa kịp gặp văn tài
hồ rượu đã thành hồ huyết lệ
âm - dương, họa - phúc bẫy giăng cài.
Thơ bên nhà mồ
Lượt xem: 18501
20/12/2014 16:01
Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Từng phút - anh đến gần cửa huyệt
từng phút - anh tan vào cõi thiêng.
Người xứ thơ tiên
Lượt xem: 24501
20/12/2014 16:00
Nguyễn Nhược Pháp (1914-1938)
Chùa Hương không gặp gỡ
rừng mơ chắc đã mơ?
Lời còn trong hơi thở
giai nhân cùng người thơ.
Hỏi lối vào ca dao
Lượt xem: 28212
20/12/2014 15:59
Vũ Ngọc Phan (1912-1987)
Gặp đây mận mới hỏi đào
đường lên cổ tích, lối vào ca dao
Hiển thị 351 - 360 tin trong 2162 kết quả