Thơ

nguồn : http://vi.wikipedia.org

Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.

Còn có bút danh là Dương Hương Ly, ông được biết đến với bài thơ nổi tiếng "Bài thơ về hạnh phúc" mà ông viết về vợ ông, nhà văn - liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý, người đã bị lính Đại Hàn bắn chết vào năm 1969.[2] Ngoài ra, ông còn được biết đến với bài thơ tình "Có khi nào", bài thơ được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20.[3]

Cuộc đời

Cuộc đời nhà thơ Bùi Minh Quốc gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ trong chiến tranh Việt Nam. Quê ở Mỹ Đức - Hà Tây, nhưng khi 11 tuổi ông đã theo gia đình lên Hà Nội. Ngay từ khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ "Lên miền Tây". Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông thời bấy giờ. Sau khi học đại hoc, năm 1963 ông về làm công tác cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam.[4][5]

Thời kỳ chiến tranh Việt Nam

Năm 1961, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn - nhà báo Dương Thị Xuân Quý quen nhau và yêu nhau. Năm 1966, hai người cưới nhau.[2] Năm 1967, nhà thơ Bùi Minh Quốc xung phong vào chiến trường miền Nam, công tác tại Ban Văn nghệ Khu V, nổi tiếng với tập thơ "Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ" với bút danh Dương Hương Ly.[2] Khi đó con của ông và bà Xuân Quý mới 6 tháng tuổi.[1]

Một năm sau, 1968, nhà văn Dương Thị Xuân Quý cũng lên đường vào chiến trường miền Nam. Bà gửi lại con gái đầu lòng và cũng là duy nhất là Bùi Dương Hương Ly cho thân mẫu là bà Hoàng Thị Tín trông nom.[2] Hai vợ chồng Bùi Minh Quốc công tác cùng cơ quan (một tờ báo tuyên truyền được đặt ở trên núi),[1] họ gom góp lại một số bài thơ và truyện ngắn của mình đã được đăng rải rác trên các báo hay các tuyển tập, đem in thành một tuyển tập riêng của hai người, và đặt tên là "Chỗ Đứng".[2]

"Chỗ Đứng" (1968) được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, nhưng khi sách in xong, gửi vào trong chiến trường miền Nam thì Xuân Quý đã hy sinh.[2] Lúc đó Bùi Minh Quốc đang bận làm dở một bài báo nên để vợ đi công tác xuống vùng đồng bằng trong vùng Quảng Đà, còn bản thân dự định sẽ xuống sau đó một tháng.[1] Ngày 8 tháng 3 năm 1969, Dương Thị Xuân Quý bị lính Đại Hàn bắn chết ở Duy Xuyên trong một trận càn[1] khi tuổi đời mới vừa 28.[2]

Sau 1975

Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc ở Đà Nẵng, làm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Ðất Quảng. Mùa thu năm 1985 ông vào thăm Đà Lạt, được đưa lên gặp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, và được ông này đề nghị về giúp lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng - Đà Lạt. Trong kỳ đại hội thành lập hội Văn Nghệ, ông đựoc bầu vào chức vụ Chủ tịch.[1]

Tại Đà Lạt, ông cùng đồng nghiệp thành lập tờ báo Lang Biang, lấy tên theo một câu chuyện thần thoại của vùng này. Để có thể mang cái tên này họ đã phải giải trình cho ông Bí thư Tỉnh ủy, nhưng ông này cũng không dám quyết, mà phải mở một cuộc họp để ban Thường Vụ Tỉnh quyết định, và họ đã phải nhờ đến một nhà chuyên nghiên cứu văn hóa sắc tộc để thuyết phục. Tờ báo này sau đó bị đóng cửa, phải ngưng xuất bản chỉ sau 03 số báo.[1] Nguyên nhân theo lời Bùi Minh Quốc là do họ đã "đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phương cũng như vĩ mô không hài lòng".[6]

Bùi Minh Quốc đã nhiều lần đi tìm mộ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý vào các năm 1983, 1995, 2000, nhưng mãi đến chiều ngày 3 tháng 8 năm 2006, 37 năm sau ngày bà hy sinh, ông mới tìm được mộ vợ mình.[2][7][8][9] Nơi đó chỉ cách bia tưởng niệm Dương Thị Xuân Quý do chính ông dựng vào năm 1996 có 30m. Đúng với câu thơ mở đầu của "Bài thơ về hạnh phúc": Thôi em nằm lại với đất lành Duy Xuyên / Trên mồ em có mùa xuân ở mãi..., gia đình đã để bà yên nghỉ lại đất Duy Xuyên.[2]

Thơ

Trong chiến tranh Việt Nam, với bút danh Dương Hương Ly, Bùi Minh Quốc nổi tiếng với tập thơ "Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ" khi ông công tác tại Ban Văn nghệ Khu V. Năm 1968, vợ chồng Bùi Minh Quốc và Dương Thị Xuân Quý có tập thơ - truyện "Chỗ Đứng" được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, vốn là tuyển tập các bài thơ và truyện ngắn của hai người đã được đăng rải rác trên các báo.[2]

Bài thơ nổi tiếng nhất của Bùi Minh Quốc chính là "Bài thơ về hạnh phúc" mà ông viết năm 1969 để tưởng nhớ người bạn đời Xuân Quý đã tử trận trong chiến tranh.

Thơ của Bùi Minh Quốc thường viết về "người mẹ già" Việt Nam nhiều năm cuốc đất đào hầm nuôi giấu cán bộ, như các bài "Đất quê ta mênh mông", "Mẹ ngẩn ngơ đi…", "Mẹ đi chọn mặt gửi vàng", "Không, mẹ ơi", "Một thoáng phố phường".

Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc có nhiều bài thơ mang tư tưởng phê phán, điển hình như bài "Cay đắng thay" mà ông cho rằng "Cái guồng máy nhục mạ con người / Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất... / Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt / Lại đúc nên chính cỗ máy này". Bài thơ được tướng Trần Độ trích dẫn trong Nhật ký Rồng Rắn của mình.

Lên tiếng về Hoàng Sa, Trường Sa

Năm 2007, sau khi Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng SaTrường Sa của Việt Nam, Bùi Minh Quốc và một số trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Ông nói Trung Quốc đã "chà đạp lẽ phải" trong vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.[10]

Với tư cách là hội viên, ông đã gửi một lá thư ngỏ cho Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng toàn thể các đồng nghiệp trong Hội, với lòng mong muốn Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam sớm có tuyên bố chính thức về vụ việc này. Ông cũng mong Hội xuất bản ngay cuốn sách về Hoàng Sa, Trường Sa đã được soạn thảo, để mọi người có thể nắm vững thông tin.[10]

Lá thư ngỏ của nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng được gởi cho báo chí trong nước, nhưng đến nay không có báo nào đăng.[10]

chú thích

Các tác phẩm khác

Hoa ngọc của T.ngy Lượt xem: 21389
20/12/2014 10:34
vườn đã hoang rồi hoa trắng ạ
anh đã quên như chưa nhớ bao giờ
hai đứa trẻ ngày xưa đã chết
còn lại một người râu tóc lơ phơ

Hoa và đất Lượt xem: 20442
20/12/2014 10:33
Khi con ra đời
Cha gọi con là nụ hoa
Cha gọi con là ngọn gió
Cha gọi con là mặt trời
Cha gọi con bằng tất cả
Những từ ngữ đẹp nhất trên đời.

Huệ Lượt xem: 42484
20/12/2014 10:32
mãi đến mười năm anh mới nhận ra mình đã mất
ngôi nhà có khung cửa tối
và ngã tư mưa bay mù trời những chiều về muộn
em ướt như con chim sẻ lông xù

Huế 1998 Lượt xem: 27891
20/12/2014 10:31
chỗ nào cho bình yên
thôi ta ngồi với cỏ
ghế đời chông chênh quá
chỗ nào cho bình yên?

Không đề Lượt xem: 18810
20/12/2014 10:29
tôi là con chim nhỏ
một hôm đến giữa cuộc đời
hót chơi dăm ba tiếng

Không đề 5 Lượt xem: 14956
20/12/2014 10:29
Tôi không có bi kịch
Cho đến một ngày
Tôi tẩy xoá những tì vết
Tôi có một cuộc đời trắng

Màu tết Lượt xem: 26012
20/12/2014 10:28
chuyến xe cuối cùng đã ra đi
ngoài phố lá me rắc cốm
chàng áo xanh Tư Mã không quê nhà
chưa gió rét mà linh hồn đau ốm

Mẹ Lượt xem: 51008
20/12/2014 10:27
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt

Một chút hương thời gian Lượt xem: 22321
20/12/2014 10:26
Cơn gió mùa xa về gõ cửa
Cho lòng ta nhớ Tết thế này !
Em đến mà sao trời nóng quá
Đâu còn một chút mưa xuân bay ?

Một hôm thấy nắng vàng như là ngày xưa Lượt xem: 16190
20/12/2014 10:26
Một hôm thấy nắng vàng ngoài hiên
Nắng như là năm cũ
Một hôm thấy nắng vàng vừa lên
Vui - buồn không biết nữa

Hiển thị 561 - 570 tin trong 2207 kết quả