nguồn : http://vi.wikipedia.org
Bùi Minh Quốc (sinh ngày 3 tháng 10 năm 1940) là một nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ, Tổng Biên tập Tạp chí Ðất Quảng tại Quảng Nam - Ðà Nẵng, người sáng lập và là Chủ tịch đầu tiên của Hội Văn nghệ tỉnh Lâm Ðồng.[1] Ông hiện tại cũng là Phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung.
Còn có bút danh là Dương Hương Ly, ông được biết đến với bài thơ nổi tiếng "Bài thơ về hạnh phúc" mà ông viết về vợ ông, nhà văn - liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý, người đã bị lính Đại Hàn bắn chết vào năm 1969.[2] Ngoài ra, ông còn được biết đến với bài thơ tình "Có khi nào", bài thơ được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20.[3]
Cuộc đời nhà thơ Bùi Minh Quốc gắn liền với huyền thoại về sự hy sinh của văn nghệ sĩ trong chiến tranh Việt Nam. Quê ở Mỹ Đức - Hà Tây, nhưng khi 11 tuổi ông đã theo gia đình lên Hà Nội. Ngay từ khi còn trẻ, Bùi Minh Quốc đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ "Lên miền Tây". Bài thơ này đã được phổ biến rộng rãi và đưa vào chương trình giáo khoa phổ thông thời bấy giờ. Sau khi học đại hoc, năm 1963 ông về làm công tác cho đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam.[4][5]
Năm 1961, nhà thơ Bùi Minh Quốc và nhà văn - nhà báo Dương Thị Xuân Quý quen nhau và yêu nhau. Năm 1966, hai người cưới nhau.[2] Năm 1967, nhà thơ Bùi Minh Quốc xung phong vào chiến trường miền Nam, công tác tại Ban Văn nghệ Khu V, nổi tiếng với tập thơ "Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ" với bút danh Dương Hương Ly.[2] Khi đó con của ông và bà Xuân Quý mới 6 tháng tuổi.[1]
Một năm sau, 1968, nhà văn Dương Thị Xuân Quý cũng lên đường vào chiến trường miền Nam. Bà gửi lại con gái đầu lòng và cũng là duy nhất là Bùi Dương Hương Ly cho thân mẫu là bà Hoàng Thị Tín trông nom.[2] Hai vợ chồng Bùi Minh Quốc công tác cùng cơ quan (một tờ báo tuyên truyền được đặt ở trên núi),[1] họ gom góp lại một số bài thơ và truyện ngắn của mình đã được đăng rải rác trên các báo hay các tuyển tập, đem in thành một tuyển tập riêng của hai người, và đặt tên là "Chỗ Đứng".[2]
"Chỗ Đứng" (1968) được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, nhưng khi sách in xong, gửi vào trong chiến trường miền Nam thì Xuân Quý đã hy sinh.[2] Lúc đó Bùi Minh Quốc đang bận làm dở một bài báo nên để vợ đi công tác xuống vùng đồng bằng trong vùng Quảng Đà, còn bản thân dự định sẽ xuống sau đó một tháng.[1] Ngày 8 tháng 3 năm 1969, Dương Thị Xuân Quý bị lính Đại Hàn bắn chết ở Duy Xuyên trong một trận càn[1] khi tuổi đời mới vừa 28.[2]
Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc ở Đà Nẵng, làm Phó Chủ Tịch hội Văn Nghệ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, Tổng biên tập Tạp chí Ðất Quảng. Mùa thu năm 1985 ông vào thăm Đà Lạt, được đưa lên gặp Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, và được ông này đề nghị về giúp lập Hội Văn Nghệ Lâm Đồng - Đà Lạt. Trong kỳ đại hội thành lập hội Văn Nghệ, ông đựoc bầu vào chức vụ Chủ tịch.[1]
Tại Đà Lạt, ông cùng đồng nghiệp thành lập tờ báo Lang Biang, lấy tên theo một câu chuyện thần thoại của vùng này. Để có thể mang cái tên này họ đã phải giải trình cho ông Bí thư Tỉnh ủy, nhưng ông này cũng không dám quyết, mà phải mở một cuộc họp để ban Thường Vụ Tỉnh quyết định, và họ đã phải nhờ đến một nhà chuyên nghiên cứu văn hóa sắc tộc để thuyết phục. Tờ báo này sau đó bị đóng cửa, phải ngưng xuất bản chỉ sau 03 số báo.[1] Nguyên nhân theo lời Bùi Minh Quốc là do họ đã "đăng tải những bài viết mà các vị lãnh đạo địa phương cũng như vĩ mô không hài lòng".[6]
Bùi Minh Quốc đã nhiều lần đi tìm mộ liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý vào các năm 1983, 1995, 2000, nhưng mãi đến chiều ngày 3 tháng 8 năm 2006, 37 năm sau ngày bà hy sinh, ông mới tìm được mộ vợ mình.[2][7][8][9] Nơi đó chỉ cách bia tưởng niệm Dương Thị Xuân Quý do chính ông dựng vào năm 1996 có 30m. Đúng với câu thơ mở đầu của "Bài thơ về hạnh phúc": Thôi em nằm lại với đất lành Duy Xuyên / Trên mồ em có mùa xuân ở mãi..., gia đình đã để bà yên nghỉ lại đất Duy Xuyên.[2]
Trong chiến tranh Việt Nam, với bút danh Dương Hương Ly, Bùi Minh Quốc nổi tiếng với tập thơ "Mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ" khi ông công tác tại Ban Văn nghệ Khu V. Năm 1968, vợ chồng Bùi Minh Quốc và Dương Thị Xuân Quý có tập thơ - truyện "Chỗ Đứng" được Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in, vốn là tuyển tập các bài thơ và truyện ngắn của hai người đã được đăng rải rác trên các báo.[2]
Bài thơ nổi tiếng nhất của Bùi Minh Quốc chính là "Bài thơ về hạnh phúc" mà ông viết năm 1969 để tưởng nhớ người bạn đời Xuân Quý đã tử trận trong chiến tranh.
Thơ của Bùi Minh Quốc thường viết về "người mẹ già" Việt Nam nhiều năm cuốc đất đào hầm nuôi giấu cán bộ, như các bài "Đất quê ta mênh mông", "Mẹ ngẩn ngơ đi…", "Mẹ đi chọn mặt gửi vàng", "Không, mẹ ơi", "Một thoáng phố phường".
Sau năm 1975, Bùi Minh Quốc có nhiều bài thơ mang tư tưởng phê phán, điển hình như bài "Cay đắng thay" mà ông cho rằng "Cái guồng máy nhục mạ con người / Mang bộ mặt hiền lành của người cuốc đất... / Trọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệt / Lại đúc nên chính cỗ máy này". Bài thơ được tướng Trần Độ trích dẫn trong Nhật ký Rồng Rắn của mình.
Năm 2007, sau khi Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên biển Đông, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Bùi Minh Quốc và một số trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Ông nói Trung Quốc đã "chà đạp lẽ phải" trong vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa.[10]
Với tư cách là hội viên, ông đã gửi một lá thư ngỏ cho Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam cùng toàn thể các đồng nghiệp trong Hội, với lòng mong muốn Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam sớm có tuyên bố chính thức về vụ việc này. Ông cũng mong Hội xuất bản ngay cuốn sách về Hoàng Sa, Trường Sa đã được soạn thảo, để mọi người có thể nắm vững thông tin.[10]
Lá thư ngỏ của nhà thơ Bùi Minh Quốc cũng được gởi cho báo chí trong nước, nhưng đến nay không có báo nào đăng.[10]
Khái Hưng (1896-1947) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22765
22/12/2014 10:44
Khái Hưng (1896 - 1947) là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng. Cùng với Nhất Linh, ông là cây bút chính của Tự Lực Văn Đoàn.
Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Giư.
Ông sinh năm 1896, xuất thân trong một gia đình quan lại ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Một số tài liệu ghi ông sinh năm 1897.[1]. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.
Khái Hưng mất năm 1947.
Hoàng Ngọc Phách (1896-1973) - Tiểu sử và sự nghiệp
Lượt xem: 20676
22/12/2014 10:44
Nhà văn Hoàng Ngọc Phách, (1896 - 1973) là tác giả tiểu thuyết Tố tâm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp.
Đặng Thai Mai (1902-1984) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23430
22/12/2014 10:44
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 22459
22/12/2014 10:43
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên - 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.
Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này.
Thế Lữ (1907-1989) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 21659
22/12/2014 10:43
Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 – 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Hoài Thanh (1909-1982) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18890
22/12/2014 10:43
Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Nguyễn Tuân (1910-1987) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 29564
22/12/2014 10:42
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 – 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong 9 tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Hà Nội có một con đường mang tên ông.
Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.[1][2] Ông trưởng thành trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa
Tú Mỡ (1900-1976) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 23117
22/12/2014 10:42
Tú Mỡ[1], tên thật: Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu văn học, thì với gần nửa thế kỷ cầm bút bền bỉ, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca[2], đặc biệt về mặt thơ trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy.[3]
Thanh Tịnh (1911-1988) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 37070
22/12/2014 10:42
Thanh Tịnh (1911-1988), tên thật là Trần Văn Ninh (6 tuổi được đổi là Trần Thanh Tịnh), là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Các bút danh khác của ông là: Thinh Không, Pathé (trước 1945), Thanh Thanh, Trinh Thuần (sau 1945).
Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm 1911[1] tại xóm Gia Lạc,ven sông Hương, ngoại ô Huế.
Thanh Tịnh mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Hiện phần mộ ông đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế.
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) - Tiểu sử và Sự nghiệp
Lượt xem: 18922
22/12/2014 10:42
Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912, quê ở làng Hảo (nay là thị trấn Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nhưng ông lớn lên và mất tại Hà Nội.
Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939, khi mới 27 tuổi, để lại gia đình còn bà nội, mẹ đẻ, vợ và người con gái chưa đầy 1 tuổi tên là Vũ Mỹ Hằng[13].
Hiển thị 51 - 60 tin trong 2207 kết quả