nguồn : http://vi.wikipedia.org
Bằng Việt (sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941), nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, là một nhà thơ Việt Nam. Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng, nguyên quán xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội, nhưng ông sinh tại thành phố Huế và học trung học tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Kiev (Liên Xô) vào năm 1965, Bằng Việt về Việt Nam, công tác tại Viện Luật học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Đến năm 1969, ông chuyển sang công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, với tư cách là một phóng viên chiến trường và làm tại Bảo tàng truyền thống cho đoàn Trường Sơn. Năm 1975, ông công tác ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới.
Sau khi về Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (gọi tắt là Hội Văn nghệ Hà Nội) năm 1983, ông được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983-1989) và là một trong những người sáng lập tờ báo văn nghệ Người Hà Nội (xuất bản từ 1985).
Sau đó được bầu làm Uỷ viên Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, làm tổng biên tập tờ tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam (1989-1991).
Năm 2001, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và được bầu lại làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2006 - 2010.
Tại Đại hội lần thứ VII Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (tháng 9 năm 2005), Bằng Việt được bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Ông cũng từng làm Thư ký thường trực, rồi Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội (1991-2000).
Sau Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VII, Bằng Việt đã đệ đơn lên Ban Chấp hành xin từ chức sau khi đã giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thơ suốt hai nhiệm kỳ với lý do công việc.
Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhưng bài thơ đầu tiên được công bố là bài Qua Trường Sa viết năm 1961. Ông đã thể nghiệm nhiều loại thơ không vần, xuống thang rồi bắc thang, tất cả những hình thức đã có trong thơ Việt Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay Hương cây - Bếp lửa của ông và Lưu Quang Vũ xuất bản lần đầu năm 1968 và mới được tái bản sau 37 năm.
Ông còn dịch thơ của các nhà thơ Yannis Ritsos (Hy Lạp), Pablo Neruda (Chile); các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại: A. Pushkin, M. Lermontov, S. Esenin, E. Evtushenko, O. Berggoltz, M. Aliger, A. Tvardovsky, M. Dudin, A. Akhmatova, R. Gamzatov...; các nhà thơ Pháp: G. Apollinaire, P. Eluard, J. Prévert và tham gia biên soạn một số từ điển văn học.
Ông cũng từng theo nghề luật cho đến khi thôi nhiệm kỳ cuối cùng ở Hội đồng Nhân dân thành phố (năm 2000).
Cố quận
Lượt xem: 37588
20/12/2014 18:55
Trăng sáng vẫn vờn đôi bóng cau
Ngồi đây mà gửi nhớ phương nào
Gió mát lung linh vầng Bắc Đẩu
Tiếng hè ếch nhái rộn bờ ao.
Đêm bạch hạc
Lượt xem: 37264
20/12/2014 18:54
Có những chiếc giường lạ
Nhìn ra mảnh sân nào
Nửa đêm chợt thức giấc
Thấy ta nằm ở đâu...
Đêm Việt Trì
Lượt xem: 42645
20/12/2014 18:53
(Tặng cô Huệ)
Em là con hát ở bên sông
Hát mãi từ khi em bỏ chồng
Chiều đến, em ngồi trên bến vắng
Gửi người bốn xứ mảnh tình không !
Đôi bờ
Lượt xem: 39033
20/12/2014 18:52
Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo về một sớm mai?
Đôi mắt người Sơn Tây
Lượt xem: 24743
20/12/2014 18:52
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Đường trăng
Lượt xem: 38308
20/12/2014 18:51
Đường ấy dừa trăng như cổ tích
đường vào những truyện thuở ngày xanh
đường qua bến lội ngang người cát
biển thuỷ triều dâng mặn nước lành
Hồ Nam
Lượt xem: 27789
20/12/2014 18:49
Ai biết Hồ Nam giờ ra sao ?
Xa cách hồn quê động bóng cau
Ðám cưới qua đò quai nón mới
Mười năm còn tưởng bóng cô dâu
Kẻ ở
Lượt xem: 43307
20/12/2014 18:49
Mai chị về em gửi gì không ?
Mai chị về nhớ má em hồng
Đường đi không gió lòng sao lạnh
Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong
Không đề
Lượt xem: 25974
20/12/2014 18:48
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Mắt người Sơn Tây
Lượt xem: 30608
20/12/2014 18:47
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Hiển thị 351 - 360 tin trong 2205 kết quả