Ngộ gia đệ cựu ca cơ
Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly
Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy
Ðoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y
Nguyễn Du
Dịch Nghĩa
Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi chốn phồn hoa đã khác xưa.
Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết? (1)
Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng. (2)
Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, nghe nàng than thở nỗi lưu ly.
Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại. (3)
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương.
Nghe nói nàng đã có chồng và đã có ba con.
Ái ngại thay nàng vẫn phải mặc cái áo xưa (vẫn làm ca cơ).
------------------------------------------
Gia đệ : Em, có thể là em cùng mẹ, mà cũng có thể là em khác me. Ðây có thể chỉ người em cùng mẹ là Nguyễn Úc được tập ấm là Hoàng Tín đại phu Trung Thành Môn Vệ Úy. Năm Kỷ Dậu (1789) vua Chiêu Thống chạy sang Tàu, Nguyễn Úc chạy theo không kịp, về ngụ nơi quê vợ, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm Tân Vị (1811), Gia Long nghe ông có tài khéo, xuống chiếu triệu vào kinh, bổ làm Thiêm Sự bộ Công, tước Hầu. Những miếu điện ở kinh thành đều do ông sáng chế kiểu thức.
(1) Chim hạc đen: Truyền rằng hạc vốn sắc trắng, tu nghìn năm thành sắc vàng, tu nghìn năm nữa ra sắc đen. Câu này ý nói, xa Thăng Long lâu này nay mới trở lại.
(2) Hồng tụ: Tay áo hồng, chỉ áo đào hát thường mặc.
(3) Phúc bồn : Chậu nước đổ. Tục có câu : "Phúc thủy nan thâu" nghĩa là nước đổ rồi khó hốt lên được. Ý nói là người ca cơ đã xa em mình rồi không sao tụ hợp đuợc nữa.
Dịch Thơ
Gặp lại người ca cơ cũ của em
Loạn rồi nhân vật đổi thay,
Phồn hoa chốn cũ ai hay hạc về.
Áo hường tưởng dạng cung Nghê,
Tiếng ca uyển chuyển từng nghe những ngày.
Tuổi già gặp lại nhau đây,
Bước đường lưu lạc lệ đầy thương đau.
Ðã đành nước đổ khôn thâu,
Than ôi ! Ngó đứt dễ dầu dứt tơ!
Có chồng đã mấy con thơ,
Áo hường ngày cũ bây giờ còn mang!
Bản dịch: Quách Tấn
Nhớ Tú Xương
Lượt xem: 15596
18/08/2013 15:34
Nghĩ lại thương ông đến bất bình
Số phận lung trung điểu bách thanh
Ông Nghè ông Cống kinh chữ nghĩa
Quan Pháp quan Nam sợ thanh danh
Thơ tặng vợ
Lượt xem: 13335
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông
Tự cười mình - Ii
Lượt xem: 10478
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tự cười mình - I
Lượt xem: 13234
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Ta chẳng ra chi
Lượt xem: 14419
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ông Cử thứ năm
Lượt xem: 11010
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !
Phố hàng Song
Lượt xem: 11979
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
Trần Tế Xương (Tú Xương)
Lượt xem: 8173
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.
Tự trào
Lượt xem: 10899
18/08/2013 15:12
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh
Vô tình
Lượt xem: 9648
18/08/2013 10:51
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau
Hiển thị 391 - 400 tin trong 543 kết quả