Thơ

Ngộ gia đệ cựu ca cơ

Phồn hoa nhân vật loạn lai phi
Huyền hạc qui lai kỷ cá tri
Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển
Bạch đầu tương kiến khốc lưu ly
Phúc bồn dĩ hỉ nan thu thủy
Ðoạn ngẫu thương tai vị tuyệt ti
Kiến thuyết giá nhân dĩ tam tử
Khả liên do trước khứ thời y

Nguyễn Du

Dịch Nghĩa
Sau buổi loạn lạc, nhân vật nơi chốn phồn hoa đã khác xưa.
Con chim hạc đen bay trở lại, nào mấy ai biết? (1)
Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng. (2)
Nay đầu đã bạc, mới gặp lại nhau, nghe nàng than thở nỗi lưu ly.
Chậu nước đã đổ rồi, khó lòng vét lại. (3)
Thương cho ngó sen đã đứt mà tơ vẫn còn vương.
Nghe nói nàng đã có chồng và đã có ba con.
Ái ngại thay nàng vẫn phải mặc cái áo xưa (vẫn làm ca cơ).

------------------------------------------

Gia đệ : Em, có thể là em cùng mẹ, mà cũng có thể là em khác me. Ðây có thể chỉ người em cùng mẹ là Nguyễn Úc được tập ấm là Hoàng Tín đại phu Trung Thành Môn Vệ Úy. Năm Kỷ Dậu (1789) vua Chiêu Thống chạy sang Tàu, Nguyễn Úc chạy theo không kịp, về ngụ nơi quê vợ, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Năm Tân Vị (1811), Gia Long nghe ông có tài khéo, xuống chiếu triệu vào kinh, bổ làm Thiêm Sự bộ Công, tước Hầu. Những miếu điện ở kinh thành đều do ông sáng chế kiểu thức.

(1) Chim hạc đen: Truyền rằng hạc vốn sắc trắng, tu nghìn năm thành sắc vàng, tu nghìn năm nữa ra sắc đen. Câu này ý nói, xa Thăng Long lâu này nay mới trở lại.

(2) Hồng tụ: Tay áo hồng, chỉ áo đào hát thường mặc.

(3) Phúc bồn : Chậu nước đổ. Tục có câu : "Phúc thủy nan thâu" nghĩa là nước đổ rồi khó hốt lên được. Ý nói là người ca cơ đã xa em mình rồi không sao tụ hợp đuợc nữa.

Dịch Thơ
Gặp lại người ca cơ cũ của em

Loạn rồi nhân vật đổi thay,
Phồn hoa chốn cũ ai hay hạc về.
Áo hường tưởng dạng cung Nghê,
Tiếng ca uyển chuyển từng nghe những ngày.
Tuổi già gặp lại nhau đây,
Bước đường lưu lạc lệ đầy thương đau.
Ðã đành nước đổ khôn thâu,
Than ôi ! Ngó đứt dễ dầu dứt tơ!
Có chồng đã mấy con thơ,
Áo hường ngày cũ bây giờ còn mang!

Bản dịch: Quách Tấn

Các tác phẩm khác

Họa Tốn Phong Nguyên Vận Lượt xem: 22208
19/08/2013 08:28
Kiếp này chẳng gặp nữa thì liều,
Những chắc trăm năm há bấy nhiêu.
Nghĩ lại huống đau cho phận bạc,
Nói ra thêm nhẹ với thân bèo.

Tặng Tốn Phong Tử Lượt xem: 19411
19/08/2013 08:27
Bướm ong mừng đã mấy phen nay,
Hồng nhạn xin đưa ba chữ lại;
Dám đâu mưa gió giở bàn tay,
Những sự ba đào xeo tấc lưỡi,

Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường Lượt xem: 21596
19/08/2013 08:26
Trăm năm ông Phủ Vĩnh Tường ôi!(1)
Cái nợ ba sinh đã trả rồi(2)
Chôn chặt văn chương ba tấc đất(3)
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.(4)

Đánh đu Lượt xem: 70269
19/08/2013 08:24
Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,(1)
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.

Hang Cắc Cớ Lượt xem: 22305
19/08/2013 08:22
Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.

Dệt cửi (Dệt vải) Lượt xem: 52301
19/08/2013 08:21
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau,
Con cò(1) mấp máy suốt đêm thâu.
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc,
Một suốt(2) đâm ngang thích thích mau.

Sư Hổ mang Lượt xem: 24487
19/08/2013 08:20
Chẳng phải Ngô, chẳng phải ta,
Đầu thì trọc lốc, áo không tà.
Oản dâng trước mặt dăm ba phẩm,
Vải núp sau lưng sáu bảy bà.

Sư bị ong châm Lượt xem: 19503
19/08/2013 08:20
Nào nón tu lờ, nào mũ thâm,
Đi đâu chẳng đội để ong châm?
Đầu sư há phải gì... bà cốt,(1)
Bá ngọ con ong bé cái nhầm. (2)

Chơi Hồ Tây nhớ bạn Lượt xem: 28329
19/08/2013 08:19
Phong cảnh Tây Hồ chẳng khác xưa
Người đồng châu trước biết bao giờ
Nhật Tân đê lở nhưng còn lối
Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thơ

Trách Chiêu Hổ Lượt xem: 17615
19/08/2013 08:18
Anh đồ tỉnh, anh đồ say,
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày?
Này này chị bảo cho mà biết.
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

Hiển thị 241 - 250 tin trong 543 kết quả