Đề Đại Than Mã phục ba miếu
Tạc thông lĩnh đạo định Viêm khư
Cái thế công danh tại sử thư
Hướng lão đại niên căng quắc thước
Trừ y thực ngoại tẫn doanh dư
Ðại Than phong lãng lưu tiền liệt
Cổ miếu tùng sam cách cố lư
Nhật mộ thành tây kinh cức hạ
Dâm Ðàm di hối cánh hà như
Nguyễn Du
Dịch Nghĩa
Ðề miếu Mã Phục Ba ở thác Ðại Than (1)
Ðục xuyên qua đường Ngũ lĩnh, bình định cõi Nam (2)
Công danh trùm đời ghi trên sử sách
Già lớn tuổi rồi còn khoe quắc thước (3)
Ngoài cơm áo ra, mọi thứ là thừa (4)
Sóng gió Ðại Than còn để dấu công oanh liệt thời trước
Cây tùng, cây sam ở ngôi miếu cổ xa cách quê nhà
Chiều tà dưới đám gai gọc phía tây thành (5)
Nỗi hận ở Dâm Ðàm (6), sau cùng ra làm sao?
------------------------------------------------
(1) Ðại Than: Một ghềnh lớn của sông Minh Giang hay Tả Giang. Truyền thuyết cho rằng Mã Viện đem quân sang nước ta đã phá thác, ghềnh để dễ đi thuyền. Cho nên những chỗ có ghềnh, thác trên các sông miền Nam Trung quốc đều có miếu thờ Mã Viện.
(2) Viêm : Nóng. Viêm bang chỉ những xứ nóng phía Nam Trung Hoa.
(3) Quắc thước : Mã Viện ngoài 60 tuổi còn xin vua đi đánh giặc. Vua Hán không cho, Viện mặc áo giáp nhảy lên ngựa. Vua cười khen : "Ông này quắc thước lắm !" (Quắc thước tại thị ông !).
(4) Tẫn doanh dư : Thiếu Dư, em họ của Mã Viện, nói : "Kẻ sĩ chỉ cần lo cơm áo cho đủ, ở quê hương trông nom mồ mả rung vườn. Cần gì vất vả đi kiếm công danh mà khổ thân".
(5) Thành Tây : Mộ Mã Viện chôn ở Tây Thành.
(6) Dâm Ðàm : Tên đầm. Mã Viện đem quân đánh Hai Bà Trưng mãi không được, phải lui quân về Lãng Bạc. Trời nóng bức, hơi độc từ hồ bốc lên, diều hâu bay không được. Viện hối hận đã không nghe lời em mình.
Dịch Thơ
Đề miếu Mã phục ba ở Đại Than
Mở đường Ngũ Lĩnh đánh Viêm bang,
Công trạng ghi trong cuốn sách vàng.
Già lão khoe khoang còn có sức,
Áo cơm no đủ há cầu sang!
Ghềnh cao sóng dữ nêu oanh liệt,
Miếu cũ thông xưa cách cố hương.
Chiều dưới chân thành gai góc nọ,
Dâm Đàm hối cũ nhớ hay chăng?
Bản dịch: Nguyễn Thạch Giang
Thơ tặng vợ
Lượt xem: 13335
18/08/2013 15:32
Không phải vợ ông Trần Tế Xương
nhà thơ có hai bàn tay trắng
có bãi xa thân cò cánh mỏng
tiếng eo sèo như sóng dậy trên sông
Tự cười mình - Ii
Lượt xem: 10478
18/08/2013 15:25
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười: thằng bé nó hay chơi...
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời.
Tự cười mình - I
Lượt xem: 13238
18/08/2013 15:24
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh
Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh
Ta chẳng ra chi
Lượt xem: 14420
18/08/2013 15:22
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ông Cử thứ năm
Lượt xem: 11012
18/08/2013 15:21
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !
Phố hàng Song
Lượt xem: 11979
18/08/2013 15:19
Ở phố Hàng Song thật lắm quan, (1)
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
Trần Tế Xương (Tú Xương)
Lượt xem: 8173
18/08/2013 15:17
Tiểu sử
Trần Tế Xương lúc nhỏ bố mẹ đạt tên là Trần Duy Uyên. Sinh ngày 10 - 8 năm Canh Ngọ (5 - 9 - 1870 Dương lịch) ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh (nay thuộc phố hàng nâu Nam Ðịnh). Lớn lên tự là Mặc Trái, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Ông đậu Tú Tài năm Giáp Ngọ (1894) nên người đời thường gọi ông là Tú Xương.
Tự trào
Lượt xem: 10899
18/08/2013 15:12
Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành (1)
Mắt thời lơ láo mặt thời xanh
Vuốt râu nịnh vợ con bu nó
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh
Vô tình
Lượt xem: 9651
18/08/2013 10:51
Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau
Bông hoa nhỏ
Lượt xem: 9636
18/08/2013 10:50
Tôi chợt thấy bông hoa trong trang sách
Bị bỏ quên khô héo hết mùi thơm
Bỗng tất cả tâm hồn tôi náo nức
Một ước mơ mộng tưởng lạ thường
Hiển thị 381 - 390 tin trong 532 kết quả