Thơ

Thăng Long đệ nhất thủ

I
Tản Lĩnh Lô Giang tuế tuế đồng
Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long
Thiên niên cự thất thành quan đạo
Nhất phiến tân thành một cố cung
Tương thức mỹ nhân khan bão tử
Ðồng du hiệp thiếu tẫn thành ông
Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy
Ðoản địch thanh thanh minh nguyệt trung

Nguyễn Du

Dịch Nghĩa
Núi Tản sông Lô bao nhiêu năm vẫn thế
Đầu đã bạc (1) rồi mà lại thấy Thăng Long
Những ngôi nhà đồ sộ ngày xưa nay đã thành đường cái quan.
Dãi thành mới làm mất cung điện xưa
Các mỹ nhân ngày trước giờ đã có con bồng
Các bạn hào hiệp thuở xưa giờ đã thành ông
Suốt đêm nghĩ ngơi, thao thức không ngủ
Văng vẳng nghe tiếng sáo trong ánh trăng

----------------------------------------------------
(1) Bạch đầu : Chữ bạch đầu này dùng để nói tuổi già. Bởi Nguyễn Du rời Thăng Long lúc nhà Lê mất (1789). Lúc ấy Nguyễn Du mới 25 tuổi. Ðến khi Gia Long lên ngôi (1802) Nguyễn Du từ Hà Tĩnh ra Thăng Long làm quan. Lúc ấy Nguyễn Du 37 tuổi. Ðến khi vâng mệnh đi sứ Trung Hoa (1813), Nguyễn Du đến Thăng Long một lần nữa. Bài thơ này làm lúc ra Thăng Long để sang Trung Quốc. Lúc đó Nguyễn Du đã gần ngũ tuần. Cho lên mới nói Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.

Dịch Thơ
Thăng Long bài I

Núi Tản sông Lô vẫn núi sông
Bạc đầu còn được thấy Thăng Long
Nghìn năm cự thất thành quan lộ
Một giải tân thành lấp cố cung
Người đẹp buổi xưa đều bế trẻ
Bạn chơi thưở nhỏ thảy thành ông
Thâu đêm chẳng ngủ lòng thêm bận
Ðịch thổi trăng trong tiếng não nùng

Bản dịch: Quách Tấn
Các tác phẩm khác

Mẹ ơi Lượt xem: 15307
18/08/2013 10:34
Bây giờ con chẳng có gì
Cúi đầu lạy mẹ con đi về trời
Chỉ xin mẹ một tiếng cười
Và câu hát thuở mẹ ngồi ru con

Chợ buồn Lượt xem: 14125
18/08/2013 10:33
Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em.
Chợ buồn bán nhớ cho quên
Bán mưa cho nắng bán đêm cho ngày.

Sông Thương ngày không em Lượt xem: 10388
18/08/2013 10:32
Không em ra ngõ kéo diều
Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay.
Luồn kim vào nhớ để may
Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm.

Đây thôn Vĩ Dạ - một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử Lượt xem: 11000
18/08/2013 10:15
Trong số các thi nhân thời Thơ mới (1932-1945) có lẽ không mấy người có số phận ai oán, nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử. Vận mệnh cay đắng của thi sĩ như được tiên báo trước qua ý nghĩa từng bút danh mà người con gần cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Quy Nhơn đầy nắng và gió đã mang trước đó: Phong Trần (gió bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt), Hàn Mặc Tử (người đi trong màn lạnh). Người thơ ấy với nỗi lòng quặn thắt “trải niềm đau trên giấy mong manh” ấy để lại cho đời nhiều thi phẩm bất hủ, trong đó có Đây thôn Vĩ Dạ.

Tiểu sử các Nhà thơ Lượt xem: 14173
18/08/2013 07:01
Xuân Diệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bính - Xuân Quỳnh - Tố Hữu - Hàn Mặc Tử - Lâm Thị Mỹ Dạ - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Khuyến - Chế Lan Viên - Trần Đăng Khoa - Thâm Tâm - Huy Cận - Nguyễn Du - Phương Triều

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc Lượt xem: 9861
18/08/2013 06:49
Hỡi ơi !
Súng giặc đất rền,
Lòng dân trời tỏ.
Mười năm công vỡ ruộng, xưa ắt còn danh nổi như phao,

Thà đui Lượt xem: 12336
18/08/2013 06:41
Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn có mắt ông cha không thờ
Dầu đui mà khỏi danh nhơ
Còn hơn có mắt ăn dơ tanh rình

Chạy giặc Lượt xem: 15771
18/08/2013 06:40
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Ngóng gió Đông Lượt xem: 11987
18/08/2013 06:39
Hoa cỏ bùi ngùi ngóng gió đông
Chúa xuân đâu hỡi có hay không?
Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng

Từ biệt cố nhân Lượt xem: 9682
18/08/2013 06:37
Vì câu danh nghĩa phải đi ra,
Day mũi thuyền nan dạ xót xa,
Người dễ muốn chi nương đất khách,
Trời đà khiến vậy mến vua ta.

Hiển thị 411 - 420 tin trong 545 kết quả