nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện gồm những bài sau:
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [7].
Trích ý kiến của:
Có rất nhiều giai thoại được kể về Bà:
Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[12] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét [13].
Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[12] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[14] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.
Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan.[15]
Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[16]
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Là chút hồng phai
Lượt xem: 18142
20/12/2014 08:10
Chẳng có gì đâu em ở lại
Một chút cỏ hoa giữa tâm hồn
Tâm hồn một chút hồn cỏ lá
Cỏ lá tâm hồn một chiếc hôn
Chinh phụ ngâm
Lượt xem: 10807
20/12/2014 07:58
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm tầng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Chinh phụ ngâm khúc
Lượt xem: 17247
20/12/2014 07:57
Trích đoạn từ " Tự tự "của bác sĩ Nguyễn huy Hùng
Bản Chinh Phụ Ngâm do Đặng Trần Côn sáng tác là một tuyệt phẩm: Nó là một viên ngọc vô giá của nền văn học Hán Việt nước ta.
chương A - đoạn A1
Lượt xem: 19366
20/12/2014 07:54
1. Thiên địa phong trần
Hồng nhan đa truân
Du du bỉ thương hề thùy tạo nhân
Cổ bề thanh động Tràng An (Thành) nguyệt
chương A - đoạn A2
Lượt xem: 15737
20/12/2014 07:53
10. Sứ tinh thiên môn thôi hiểu phát
Hành nhân trọng pháp khinh ly biệt
Cung tiễn hề, tại yêu
Thê noa hề, biệt khuyết
chương B - đoạn B1
Lượt xem: 12101
20/12/2014 07:52
Lương nhân nhị thập Ngô Môn hào *
Đầu bút nghiễn hề sự cung đao
20. Trực (Dục) bả liên thành hiến minh thánh
Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu
chương B - đoạn B2
Lượt xem: 20998
20/12/2014 07:51
Vị Kiều đầu thanh thủy câu
Thanh thủy biên, thanh thảo đồ
Tống quân xứ hề, tâm du du
Quân đăng đồ hề, thiếp hận bất như cu
chương B - đoạn B3
Lượt xem: 20036
20/12/2014 07:50
Thiếp tâm tùy quân tự minh nguyệt
Quân tâm vạn lý Thiên San tiễn
Trịch ly bôi hề, vũ Long Tuyền
40. Hoành chinh sáo hề, chỉ hổ huyệt
chương B -- đoạn B4
Lượt xem: 11081
20/12/2014 07:50
45. Kiêu mã hề, loan linh
Chinh cổ hề, nhân hành
Tu du hề, đối diện
Khoảnh (khuynh) khắc lý (hề) phân trình
chương B - đoạn B5
Lượt xem: 18680
20/12/2014 07:49
Trình phân (Phân trình) hề Hà Lương
50. Bồi hồi hề lộ bàng
Lộ bàng nhất vọng (hề) bái ương ương
Tiền xa (quân) (hề) bắc Tế Liễu
Hiển thị 551 - 560 tin trong 2166 kết quả