nguồn : http://vi.wikipedia.org
xem thêm : tác phẩm
Bà Huyện Thanh Quan (chữ Hán: 婆縣清觀, 1805-1848), tên thật là Nguyễn Thị Hinh; là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam[1].
Nguyễn Thị Hinh người phường Nghi Tàm, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội[2]. Thân phụ là Nguyễn Lý (1755-1837), đỗ thủ khoa năm 1783, đời vua Lê Hiển Tông.
Bà là học trò của danh sĩ Phạm Quý Thích (1760-1825), và là vợ Lưu Nghị[3](1804-1847), người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ cử nhân năm 1821 (Minh Mệnh thứ 2), từng làm tri huyện Thanh Quan (nay là huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), nên người ta thường gọi bà là Bà Huyện Thanh Quan. Chồng bà làm quan trải đến chức Bát phẩm Thư lại bộ Hình, nhưng mất sớm (43 tuổi).
Dưới thời vua Minh Mạng[4], bà được mời vào kinh giữ chức Cung Trung Giáo Tập để dạy học cho các công chúa và cung phi.
Khoảng một tháng sau khi chồng mất, bà lấy cớ sức yếu xin thôi việc, rồi dẫn bốn con [5] về lại Nghi Tàm và ở vậy cho đến hết đời.
Không biết rõ chính xác về thời gian sống của bà nhưng theo nhiều tư liệu ghi chú là bà sinh năm 1805 và mất năm 1848 ở tuổi 43. Mộ bà được đặt bên bờ Hồ Tây (Hà Nội), nhưng sau này sóng gió đã làm sạt lở không còn tăm tích [6].
Bà Huyện Thanh Quan sáng tác không nhiều, hầu hết viết bằng chữ Nôm, theo thể Đường luật. Hiện gồm những bài sau:
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy thì 4 bài đầu là hoàn toàn chính xác của bà bởi có sự thống nhất từ tư tưởng đến phong cách nghệ thuật [7].
Trích ý kiến của:
Có rất nhiều giai thoại được kể về Bà:
Giữa thế kỷ 19, ở Nghi Tàm nổ ra cuộc đấu tranh chống lệ nộp chim sâm cầm, một đặc sản của vùng này, và người dân làm đơn thưa việc xách nhiễu của quan trên, sau đó vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng.[12] Theo Ngọc phả (ghi nhận công đức của những người có công với dân làng), thì chính Bà Huyện Thanh Quan đã thảo đơn cho dân gửi lên vua, nhưng vì phục tài đức của bà nên quan huyện Hoàn Long đã ỉm đi, dù có lệnh của quan trên, mà không bắt tội và truy xét [13].
Thời điểm xảy ra việc này, có nơi ghi là năm 1870,[12] có nơi ghi chép là lệ cống chim sâm cầm có từ năm Tự Đức thứ 17 (1857), và đến năm Tự Đức thứ 24 mới được bãi bỏ.[14] Tuy nhiên, nếu theo các thời điểm đó thì giai thoại này không hợp lý, vì bà Huyện đã mất năm 1848, trước đó rất lâu.
Lúc ông huyện Thanh Quan (Lưu Nghi) đi vắng, có một cô gái tên là Nguyễn Thị Đào đã đệ đơn lên trình bày rằng chồng cô đã ruồng bỏ cô để xin được ly dị, lấy chồng khác. Vì thương cảm, Bà Huyện Thanh Quan đã thay chồng phê đơn cho phép ly hôn bằng mấy câu thơ:
Hay chuyện, chồng cô Đào kiện quan trên. Quan trên ăn của đút, giáng chức ông huyện Thanh Quan.[15]
Có một ông đỗ hương cống tới xin mổ trâu để giỗ cha. Lúc bấy giờ, triều đình đã ban lệnh hạn chế mổ trâu, để phát triển việc canh nông. Cảm động trước hiếu hạnh của ông này mà chồng thì đi vắng, Bà Huyện Thanh Quan đã cầm bút phê vào đơn câu thơ:
Biết bà huyện dùng chữ nghĩa để lỡm mình, nhưng vì được việc nên ông cũng vui vẻ ra về.[16]
Ngoài ra, trong sách Mười phụ nữ huyền thoại Việt Nam của Thu Hằng còn có thêm vài cuộc đối đáp, đàm luận thi phú giữa bà với vua Minh Mạng.
Khúc bi tráng
Lượt xem: 19509
20/12/2014 15:47
Phạm Huy Thông (1916-1988)
Ngỡ họ gần nhau thật khó
dũng tướng và thi nhân
khát vọng nhổ núi, lay thành
khó tìm thấy trong vần thơ mỏng mảnh.
Một chân trời quên lãng
Lượt xem: 24389
20/12/2014 15:45
Hồ Zếch (1917-1991)
Viễn vọng kính không gian vừa phóng đi sao Mộc
khái niệm chân trời quên lãng phía xa xăm
đời tất bật, ai nhọc công ngồi đọc
ngoảnh lại tìm chân trời cũ đăm đăm.
Khúc độc hành
Lượt xem: 23316
20/12/2014 15:44
Quang Dũng (1921-1988)
Chợt nhớ một miền chân chưa đặt
nhập vô quá khứ của bao người
mây núi như còn trong thủy mạc
quân đi như thuở "kỷ nhân hồi"
Sóng vẫn gầm trong tiếng cọp gầm
Lượt xem: 22919
20/12/2014 15:42
Nguyên Hồng (1918-1982)
Những con chữ loạn đả trên trang
vì đói, vì rét
ông chỉ phong lưu nước mắt
mang ra tế bần
Thi sĩ chân quê
Lượt xem: 13918
20/12/2014 15:41
Nguyễn Bính (1919-1966)
Hình như vắng thắt lưng xanh
mùa xuân dường cũng bớt thanh đôi phần
vắng yếm sồi, ngực thanh tân
hình như cũng có đôi phần lỏng lơi...
Người về viên tĩnh viên
Lượt xem: 16286
20/12/2014 15:40
Chế Lan Viên (1920-1989)
Dẫu đã biết thi nhân từng trận mạc
vóc ngang tầm chiến lũy một thời trai
vẫn muốn ông thêm một lần ru hát
sau trăm dặm biển trời, cò đậu mát tao nôi.
Đúc thơ câu sắt nguội
Lượt xem: 17198
20/12/2014 15:38
Hồng Nguyên (1924-1954)
Tay chặt sắt đường tàu
đúc câu thơ sắt nguội
ba lô mòn nắng mưa
thơ còn nguyên cốt lõi.
Bồng con - bồng súng
Lượt xem: 20824
20/12/2014 15:38
Nguyễn Thi (1928-1968)
Người mẹ nào cũng muốn bồng con
sao có lúc phải buộc lòng cầm súng?
Anh không chín tháng ưu tư nặng
hiểu lòng người mẹ chăng?
Lặng lẽ giữa trong xanh
Lượt xem: 17758
20/12/2014 15:37
Nguyễn Thành Long (1929-1991)
Từng đi qua những xô bồ thật, giả
những nổi chìm đắm đuối biển phù hoa
mới có được sáng thần tiên lặng lẽ
giữa bồng bềnh mây trắng Sa-pa.
Tàu tốc hành chợt ghé
Lượt xem: 16548
20/12/2014 15:35
Nguyễn Minh Châu (1930-1989)
Thác lũ thời gian chưa xóa được
dấu chân người lính tháng năm này
tâm tư để lặn vào gan ruột
khách ở quê ra khó giãi bày.
Hiển thị 371 - 380 tin trong 2166 kết quả