Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Cuộc đời như bóng mây qua vũ trụ
Chiếu ở rất xa,
qua hồn ta,
Ôi! Hư vô, sao quặn xiết lòng ta?
Hỡi đêm tàn!
Có nghe tiếng em vẫn hát tận hồ xa...
PHẠM NGỌC THÁI
Trích tập "Rung động trái tim", Nxb Thanh niên 2009
LỜI BÌNH: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có nhiều thơ hay, đặc biệt là thơ tình. Bài "Anh vọng nghe tiếng em hát bên hồ" này, cứ gieo vào tôi một nỗi cảm hoài da diết:
Anh vọng nghe tiếng hát bỗng bàng hoàng
Đôi mắt mùa thu ru êm ả
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió
Những đêm không chiếu, không màn
Tiếng hát mà ngày ấy thiếu nữ vẫn thường hát cho anh nghe trong những đêm trăng bên hồ. Người thiếu nữ có đôi mắt mùa thu dịu dàng, êm ái. Đây là mùa thu đất trời hay mùa thu trong em? Bởi hình ảnh mùa thu đây cũng chỉ còn được gợi lại trong kí ức cùng với tiếng hát của em vọng về, nó càng trở nên sâu lắng, khắc khoải.
Hình tượng: Những đêm không chiếu, không màn /- Nói về kỉ niệm những tháng năm của tình yêu tuổi trẻ, mơ mộng và thiêng liêng. "... không chiếu, không màn" cũng có nghĩa là màn trời, chiếu đất. Nhưng màn trời, chiếu đất của những kiếp lang thang là cảnh cát bụi, gió mưa - Còn màn trời, chiếu đất để diễn tả về tình yêu gái trai lại là hình tượng có tính mĩ học của thiên nhiên. Những đêm không chiếu, không màn ấy... họ đã tha thiết yêu nhau. Và chính trong cái không gian mộng mơ đó, người con gái đã cất tiếng hát. Tiếng em nhỏ nhẹ chỉ đủ cho anh nghe, lẫn vào gió thổi cùng trăng sao.
Đấy, cái khúc thơ đầu nhà thơ đã diễn tả về khung cảnh thiên nhiên và tình yêu bằng cảm xúc trào lên trái tim anh, để bật ra những lời thơ say đắm, thân thương. Kỉ niệm ngọt ngào quá !... Đáng yêu quá !... Giọng thơ khá du dương:
Ôi, hồ xưa! Những đêm trăng lộng gió...
Sang khúc thứ hai, tác giả trở về với thực tại. Những năm tháng tươi đẹp, mộng mơ đã qua đi. Em cũng không còn bên anh. Nhà thơ thầm than:
Tiếng hát ấy vẳng xa đã vào bụi cát
Em mãi còn kỉ niệm trong anh
Tất cả chìm lẫn trong cát bụi. Thơ đi vào triết lý về tháng năm và cuộc đời. Khát vọng và thực tế. Tình yêu và sự chia ly. Đó là những mâu thuẫn của cuộc sống. Nhà thơ phát biểu về hạnh phúc của đời anh thế nào?
Như hạnh phúc đời anh: cái thực là hư cả
Cái đã hư xưa mới chính thực là mình
Ở hai câu trên của khúc thứ hai như vừa phân tích, là tác giả nói về sự bất diệt của tình yêu! Mặc dù tình đã qua, tất cả vào cát bụi... nhưng em mãi mãi là một kỉ niệm không phai mờ trong anh. Mang màu sắc hoài niệm.
Còn hai câu dưới thì triết lí: Cuộc sống của anh hôm nay, cái vẫn đang tồn tại lại chính là... hư ảo? Còn cái đã vào hư ảo, mới thực là hạnh phúc của cuộc đời. Xin phân tích ít nét về sự triết lý của hai câu thơ này, hay thế nào?
Vì sao cái "thực" lại là "hư"? Câu thơ có ý ẩn, cảm xúc phát ra từ tâm linh. Nghĩa là về "thần" chứ không phải về "chất". Tính triết lí nó nằm trong linh hồn con người hơn là bản thể. Tức là, dù tháng năm cát bụi, nhưng tình em mãi mãi còn trong cuộc sống cũng như trái tim anh. Cho nên, chính cái tình yêu "hư ảo" ấy đã trở thành ý nghĩa tồn tại, giá trị đời sống tinh thần của nhà thơ.
Ta lại thấy, nếu mặt phải của tình yêu là nguồn hạnh phúc vô biên - Thì mặt trái của nó khi bị tan vỡ, bên những khổ đau dày vò và thương tiếc... cũng là nguồn hạnh phúc cuộc đời. Chính tính triết lý hai mặt này, về phương diện thi ca đã đẩy nỗi thơ đi đến sự tột cùng. Để nói về giá trị lớn lao, bất hủ của tình yêu! Vậy là, từ cái kí ức nhớ về tiếng hát của người thiếu nữ xưa vọng trong tâm trí, nhà thơ đã dệt nên cả một bản tình xô-nát bên hồ.
Sang khúc thứ ba, khúc thơ cuối cùng:
Thơ tự do hiện đại Phạm Ngọc Thái thực sự là rất mới. Thơ viết phóng khoáng, chuyển đổi tứ tự nhiên, hình ảnh, ngôn ngữ sinh động trong nhịp điệu thi ca... mà không rơi vào sự mượt mà nhàm chán. Có thể nói - Tác giả thuộc các nhà thơ tự do, gieo thơ hiện đại đã vào hàng bậc tinh luyện, nhẹ nhàng.
Đêm thu nhớ Mai Sơn Phủ
Lượt xem: 19350
19/08/2013 08:44
Lá ngọc chiều thu giận hẳn du
Tuần trăng sẽ nhớ bữa đêm thu.
Bên am Nhất Trụ trông còn đấy,
Ngọn nước Tam Kì chảy lại đâu(1)
Bạch Đằng Giang tạm biệt
Lượt xem: 26695
19/08/2013 08:43
Khấp khểnh đường mây bước lại dừng,
Là duyên là nợ phải hay chăng.
Vịn hoa khéo kẻo lay cành gấm,
Vục nước xem mà động bóng giăng.
Con ốc nhồi (Ốc nhồi)
Lượt xem: 18904
19/08/2013 08:42
Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi,
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.
Giễu Quan Hậu
Lượt xem: 49463
19/08/2013 08:42
Tình cảnh ấy, nước non này,
Dẫu không Bồng Đảo cũng tiên đây.
Hoành Sơn mực điểm đôi hàng nhạn,
Thúy lĩnh đen trùm một thức mây.
Sư hoang dâm
Lượt xem: 18509
19/08/2013 08:41
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc(1)
Trát gió cho nên phải lộn lèo.
Thân phận người đàn bà
Lượt xem: 18193
19/08/2013 08:40
Hỡi chị em ơi có biết không
Một bên con khóc một bên chồng.
Bố cu lổm ngồm bò trên bùng,
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông.
Khóc Tổng Cóc
Lượt xem: 21575
19/08/2013 08:39
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,(1)
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi!(2)
Hang Thánh Hóa Chùa Thầy (Hang Thánh Hóa)
Lượt xem: 22090
19/08/2013 08:37
Khen thay con tạo khéo khôn phàm,(2)
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.(3)
Lườn đá cỏ leo sở rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.
Quả mít
Lượt xem: 26432
19/08/2013 08:36
Thân em như quả mít trên cây,
Vỏ nó sù sì, múi nó dày.
Quân tử có yêu thì đóng cọc,(1)
Xin đừng mân mó nhựa ra tay.
Mắng học trò dốt Ii
Lượt xem: 73789
19/08/2013 08:35
Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
Cũng đòi học nói nói không nên.
Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
Muốn sống đem vôi quét trả đền!
Hiển thị 2361 - 2370 tin trong 2678 kết quả