Chồng chán cơm thèm phở nên thủ thỉ
Ăn mãi cơm nhà, ngán tận hông
Thèm sao bát phở quán bên sông
Phở ngon, đậm chất vi dinh dưỡng
Xin phép bà, tôi thử được không?
Bà vợ nghe xong, hiểu ý chồng. Hơi tức tối, nhưng vẫn thủ thỉ lại với chồng:
Cơm nhà còn dẻo trong nồi đồng
Phở chỉ thơm tho mùi viễn vông
Bổ dưỡng gì đâu, toàn bột ngọt
Cơm mình chất lượng lắm nghe ông!
Ông chồng tiếp tục nài nỉ vợ, nhưng lần này kiên quyết hơn:
Cơm nhà lạt lẽo, chẳng say nồng
Phở đấy dẻo dai, đúng ý ông
Thôi cứ để tôi qua nếm thử
Một tô chỉ tốn có vài đồng?
Bà vợ lần này tức ra mặt, nên gặn giọng kiên quyết lại vơi chồng:
Phở nấu giò heo chửa cạo lông
Ăn vào bệnh chết đó nghe ông?
Ham chi của lạ, mắc vào “Ếch”
Chỉ có cơm nhà, bảo đảm không?
Ông chồng thấy khuyên vợ không có áp phê, nên lớn tiếng hơn thua:
Nói mãi mà bà chưa chịu thông?
Tôi qua nếm thử chút cay nồng
Rồi mai khi đói dùng cơm lại
Thổi lửa, chung cơm tình vợ chồng.
Bà vợ lần này bốc hỏa thật sự, cơn “Hoạn Thư” đã đỉnh điểm:
Cơm nhà chán cũng ăn nghe ông?
Đừng có mon men, phở với nồng
Cơm lạt thì bà thêm mắm, muối
Phở kia béo ngọt, cũng là không?
Cha hàng xóm bên nhà nghe được cuộc tranh luận nãy giờ, vội hô sang:
Kề cận bên nhà, tôi cứ trông
Mong rằng nếm thử cơm nhà ông?
Ông chê thì để tôi vài bát!
Tôi nếm thử xem có ngọt không?
Bà vợ cha hàng xóm nghe thế, cũng lên tiếng nói với chồng mình:
Cơm khét nhà người, chi việc ông?
Nhà mình có thiếu cháo cơm không?
Chớ mà ăn vụng, coi chừng đấy?
Bà biết thì roi đánh téc mông…
Ông chồng lúc này cũng bực mình lên tiếng:
Cơm khét, cơm khê cũng kệ ông
Đứa nào bước tới, chết nghe không?
Chưa ăn, ông để dành khi đói
Đừng tưởng ông đây, hết mặn nồng?
Bà vợ được thế, nên hù chồng:
Sáng dạ ra chưa, cái bụng ông?
Cơm mình lắm kẻ vẫn đang trông
Cơm nhà thơm phức ra ngoài ngõ
Để hở trộm vào, rinh mất không?
Ông chồng lúc này xuống nước, âu yếm vợ nói ngọt:
Tôi hết thèm rồi, phở với nồng
Cơm mình đậm chất, để cho ông
Từ đây dùng mãi tới đầu bạc
Tôi thử bà thôi có biết không…
Khát nước
Lượt xem: 31362
08/01/2015 15:18
Vì cớ đâu mà khát nước hoài?
Trà đâu? Ta hãy uống mà chơi!
Không Tàu thì Huế tha hồ thú,
Pha tục và tiên, đục bỏ đời.
Sống
Lượt xem: 31105
08/01/2015 15:18
Sống tủi làm chi đứng chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Vào thành
Lượt xem: 29584
08/01/2015 15:17
Vào thành ra cửa Ðông
Xe ngựa chạy tứ tung
Vào thành ra cửa Tây
Sa gấm rực như mây
Chúc tết thanh niên
Lượt xem: 39356
08/01/2015 15:16
Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?
Ru em
Lượt xem: 33773
08/01/2015 15:16
Ru hời, ru hỡi, ru hời
Nín di em hỡi chị ngồi chị ru
Nước ta từ dựng cơ đồ
Bốn ngàn năm lẻ địa đồ còn kia
Tu hú đẻ nhờ
Lượt xem: 39270
08/01/2015 15:15
Ổ mi nào phải của chi mi
Sao ổ ai mà đến chiếm đi
Chồng vợ tôi đành công chịu khó
Bố con bác chớ bợm làm lỳ
Bài thơ tuyệt mệnh
Lượt xem: 24281
08/01/2015 15:14
Nhất lạc phân hoàn lục thập niên
Hảo phùng kim nhật liễu trần duyên
Bình sinh kỳ khí vi hà hử?
Nguyệt tại ba tâm vân tại thiên
Gửi phường hậu tử
Lượt xem: 16583
08/01/2015 15:13
Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ
Thiên hạ thùy nhân bất thức quân
Bảy mươi tư tuổi trải phong trần
Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện
Đôi dòng tiểu sử
Lượt xem: 27014
08/01/2015 15:11
Phan Bội Châu sinh năm 1867 tại Ðông Liệt (Nghệ An). Cha cụ là ông Phan Văn Phổ. Cụ vốn thông minh từ lúc thiếu thời. Năm lên 6 tuổi, được cho đi học chỉ 3 ngày đã thuộc hết cuốn Tam Tự Kinh. Cụ không có ý hướng khoa cử sĩ hoạn nhưng để có điều kiện hoạt động cách mạng, mãi tới năm 1900 đã 33 tuổi cụ mới dự kỳ thi Hương tại trường thi Nghệ An và đỗ giải nguyên (thủ khoa). Sau đó, cụ tham gia phong trào Cần Vương và viết cuốn Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư để khích động lòng yêu nước của dân chúng.
Ngày 29 tháng 10 năm 1940, cụ mất tại kinh thành Huế.
Chết
Lượt xem: 87842
08/01/2015 15:08
Chết mà vì nước, chết vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Hiển thị 321 - 330 tin trong 2652 kết quả