Khi tôi nhận được giấy báo nhập học từ trường Y, bố tôi bảo: “Bố đã gọi điện cho chú Ba, bạn cũ của bố, con lên thành phố cứ đến nhà chú mà ở. Con sẽ học được nhiều điều từ chú Ba, chú ấy là một tỷ phú nhưng sống rất bình dân”.
Cảm giác sẽ được trọ trong nhà của một tỷ phú làm tôi cứ bồn chồn, đến thành phố là tôi gọi xe ôm thẳng tới cái địa chỉ mà bố đã ghi cẩn thận trong giấy. Bố tôi nói quá đúng, chú Ba đúng là một tỷ phú bình dân.
Với quần soọc và áo thun ba lỗ, chú vừa bưng cà phê cho khách vừa toét miệng cười với tôi. Căn nhà không rộng lắm của chú được tận dụng tầng dưới để bán cà phê và tầng trên để ở. Được cái là nó khá dài nên tôi được bố trí một phòng nho nhỏ ở đằng sau.
Không cần đợi lâu, tôi được tận mắt chứng kiến ngay bữa ăn trưa của nhà tỷ phú, rất đơn giản nếu không muốn gọi là đạm bạc. Như vậy, bài học đầu tiên tôi có được là không nên rút tiền từ ngân hàng để đi chợ mua thức ăn.
Hai vợ chồng chú Ba chỉ có một đứa con trai đang học cấp II, buổi sáng chú Ba bán cà phê, thím Ba bán bún bò. Ngay buổi chiều đầu tiên ấy, chú Ba hỏi tôi: “Mày có nhậu được không?”. Tôi đáp: “Dạ, có nhưng cháu chỉ uống được một ít”.
Chiều hôm ấy chú Ba gọi thêm ông bạn hàng xóm và mua về nửa lít rượu đế với ít khô cá đuối. Bữa nhậu vui vẻ này dạy cho tôi bài học thứ hai: “Những người xài tiền chùa mới nhậu sang, còn những tỷ phú chân chính như chú Ba thì chủ yếu là xài rượu đế”.
Những ngày sau đó, khi trò chuyện với tôi, chú Ba thường kể về gương các nhà tỷ phú. Ví dụ như một tỷ phú bên Mỹ đi xe hơi cũ đáng ra đã nằm ở bãi rác; một ông khác thì thường ăn sáng bằng bánh mì không nhân. Một tỷ phú Anh đi xem bóng đá trốn vé; một ông ở Pháp chỉ uống rượu vang hạng bét. Càng ngày tôi càng sáng ra, thế thì tỷ phú bên mình lấy cá đuối làm mồi nhậu là sang lắm rồi.
Nhiều lúc tôi muốn hỏi chú Ba gửi tiền trong nước hay ở ngân hàng Thụy Sĩ. Tuy nhiên nếu tôi có tiền tỷ như chú Ba thì tôi sẽ không lúi húi bưng bê cà phê cho khách, dạ dạ luôn miệng và tôi càng không để cho vợ mình phải bán bún bò vất vả thế. Tất nhiên nghĩ như tôi thì không thể thành tỷ phú được. Tôi nhẩm tính, nếu mình ra trường có việc làm ngay với thu nhập 3 triệu một tháng thì nếu không ăn không tiêu, chắc chắn chừng 30 năm thôi mình đã có cả tỷ đồng!
Nhưng việc chú Ba không chịu mua máy vi tính cho thằng Tí là tôi phản đối khá gay gắt. Tôi đưa ra hàng loạt cái lợi với đầy đủ những lời giải thích rất khoa học nhưng chú Ba vẫn tỉnh bơ: “Cái máy tính đến 5 triệu đồng, cần gì thì cứ ra ngoài tiệm Internet mỗi giờ có ba ngàn”. Tôi lại được một bài học nữa từ nhà tỷ phú: không nên đầu tư một số tiền lớn vào một việc mà khả năng thu hồi vốn rất mù mờ.
Một thời gian sau, thím Ba ốm liên tục, không bán bún bò buổi sáng được. Một mình chú Ba vừa bán cà phê vừa chăm sóc cho thím rất vất vả. Tôi bàn với chú: “Sao chú không cho người ta thuê mặt bằng, đỡ phải vất vả?”. Chú Ba đáp: “Mặt bằng nhà chú cho thuê mỗi tháng chỉ được hơn 1 triệu, làm sao đủ chi tiêu cho gia đình”. Có nghĩa là lãi tiền gửi ngân hàng chú Ba không bao giờ rút ra mà để dành cho thằng Tí sau này. Thật là một người cha biết lo xa.
Một hôm chú đưa thím Ba đi bệnh viện về có vẻ rất lo âu. Tôi hỏi: “Bệnh tình của thím thế nào hả chú?”. Chú buồn rầu: “Bệnh thím không khó chữa, chỉ tốn nhiều tiền”. Tôi nhìn chú thay cho câu hỏi, chú nói: “20 triệu” rồi nhìn ra cửa, vẻ thẩn thờ.
Tôi nghĩ 20 triệu thì có thấm vào đâu so với tiền tỷ của chú. Chỉ có thế mà chú lo lắng quả là quá đáng, tôi càu nhàu: “Chú lên ngân hàng rút đại vài chục triệu mà lo cho thím”. Chú Ba nhìn tôi ngạc nhiên: “Tiền ở đâu trong ngân hàng mà rút?”. Tôi cười: “Chú giấu cháu làm gì, bố cháu bảo chú là tỷ phú mà”.
Chú Ba chợt hiểu ra và nhếch mép cười: “Ừ, chú là tỷ phú thật, căn nhà của chú không biết từ đâu mà người ta định giá là hơn tỷ bạc, cả dãy phố này đều là tỷ phú hết. Mà tỷ phú kiểu này thì cái thành phố này có hơn một nửa là tỷ phú. Trong đó cái loại tỷ phú không có tiền chữa bệnh như chú thì nhiều vô kể”.
Hâm lại chất lãng mạn
Lượt xem: 2086
16/12/2014 16:46
Một trong những vấn đề lớn của hôn nhân và hạnh phúc gia đình hiện nay là chất lãng mạn đã biến mất khỏi cuộc sống của chúng ta. Ấy thế mà bạn tôi đã giải quyết thành công được vấn đề này...
Chiếc gương kỳ diệu
Lượt xem: 2031
16/12/2014 16:45
Suốt đêm hôm đó trong thành phố đâu đâu cũng vang lên tiếng kính vỡ. Người ta thi nhau bỏ gương vào cối mà giã. Sáng ra những người phu hốt rác sửng sốt trước một cảnh tượng chưa từng thấy: khắp nơi nhà nào cũng ngổn ngang những đống gương vỡ, phố xá thì tràn ngập bụi kính.
Thiên đường và địa ngục
Lượt xem: 2178
16/12/2014 16:42
Tôi lập tức bay theo. Tôi cảm thấy ở cái chốn thiên đường này bề ngoài thì sạch bên trong lại bẩn hơn rác rưởi. Tôi thà sống tiếp những ngày địa ngục ở thùng rác còn hơn! Cái thiên đường này bẩn đến mức loài ruồi cũng không muốn lưu lại một giây một phút!
Có nên làm bác sỹ không con ?
Lượt xem: 1398
16/12/2014 16:39
Chúng ta thiếu thầy thuốc là thế, nhưng một số người vẫn phải chạy sang Âu, sang Mỹ kiếm ăn! Thì ra có những nhà thông thái nửa mùa của chúng ta muốn rằng các bác sĩ trẻ học ở nước ngoài trở về trước hết phải qua một kỳ sát hạch rồi mới được hành nghề...
Những bí mật của tình yêu
Lượt xem: 5431
07/11/2014 11:13
Anh đừng lo - Vụ phó Lai-ôx nói - Tôi và vợ tôi đằng nào cũng không có chương trình vào tối nay. Thậm chí còn nghĩ mãi xem có việc để làm cho đỡ buồn không. Như vậy, chúng tôi sẽ trông con cho anh chị.
Hiển thị 11 - 15 tin trong 15 kết quả