Vàng miếng SJC đứng im cả tuần, có nên mua vàng lúc này?
16/06/2024 12:58
Vì sao giá vàng đứng im cả tuần
Kể từ phiên 6/6 đến nay, giá bán vàng miếng trực tiếp từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có sự điều chỉnh và luôn duy trì mức 75,98 triệu đồng/lượng. Thị trường đã có 7 phiên liên tiếp NHNN giữ nguyên giá bán vàng miếng. Theo đó giá bán tại SJC và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cũng đã duy trì mức giá 76,98 triệu đồng kể từ ngày 6/6 và đang là mức thấp nhất kể từ ngày 30/1/2024.
7 phiên liên tiếp NHNN giữ nguyên giá bán vàng miếng
Giá vàng thế giới cuối tuần đứng ở mức 2.333,8 USD/ounce, giảm 40 USD so với cuối tuần trước. Trong tuần trước, vàng đã giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dập tắt kỳ vọng về việc nới lỏng chính sách tiền tệ sớm.
Quy đổi tương đương, vàng thế giới đang 71,6 triệu đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Vàng miếng SJC vẫn đứng yên nên chênh lệch với thế giới giảm xuống còn 5,4 triệu đồng/lượng thay vì gần 6,6 triệu đồng vào cuối tuần trước. Trong khi đó, vàng nhẫn SJC cao hơn thế giới 3,35 triệu đồng/lượng.
Lý giải vì sao giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi vàng miếng SJC không giảm thêm, các chuyên gia đánh giá, việc duy trì mức giá này cũng tạo dư địa để giá vàng miếng ổn định, dù giá vàng thế giới có thay đổi.
Một số chuyên gia trong ngành vàng cho rằng, hiện giá vàng nguyên liệu trên thị trường đã ở mức 73 triệu đồng/lượng. Cộng với các chi phí sản xuất, vận hành như dập vàng, bao bì, số series… thì mức giá bán trực tiếp cho các ngân hàng ở mức 75,98 triệu đồng/lượng đã ở mức hợp lý. “Trong trường hợp giá vàng thế giới giảm thêm, khoảng 50 USD/ounce hoặc cần thiết thì NHNN sẽ giảm giá vàng miếng them”- chuyên gia Trần Duy Phương nhận định.
Đồng loạt chuyển sang bán online, khuyến nghị người dân thận trọng
Kể từ khi 4 ngân hàng quốc doanh bắt đầu bán vàng SJC (từ ngày 3/6), liên tiếp có tình trạng người dân xếp hàng chờ mua. Điều này xuất phát từ việc giá vàng SJC giảm liên tục và ở mức thấp nhất trong 2 tháng qua. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vàng đồng loạt “hết vàng SJC” bán ra.
Từ 17/6, các ngân hàng đồng loạt mở kênh bán vàng online
Người dân xếp hàng chờ đợi từ tối hôm trước đến sáng hôm sau, trước cửa các điểm bán vàng của ngân hàng khiến cơn sốt mua vàng nóng hơn bao giờ hết. Dù thời tiết nắng nóng với nhiệt độ ngoài trời ghi nhận khoảng 40 độ C, nhưng người dân vẫn cố gắng ngồi đợi để đến lượt mua vàng. Thậm chí, nhiều người mang theo đồ ăn, thức uống với tâm thế phải mua cho bằng được vàng.
Sau Vietcombank, từ đầu tuần tới 17/6, các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietinbank sẽ đồng thời mở kênh bán vàng online giúp người dân tránh cảnh phải xếp hàng.
Nhiều khách hàng cho biết, do lượng khách truy cập đông, trang điện tử của Vietcombank có dấu hiệu quá tải, thông báo đã đủ số lượng bán ra trong ngày, khách hàng phải quay lại ngày khác hoặc chọn điểm giao dịch khác.
Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới hiện tại vẫn ở mức cao nên thị trường vẫn còn địa giảm tiếp. Vì vậy, việc mua vàng bây giờ chưa chắc đã được lợi trong thời gian tới. Ngoài ra, vàng SJC vẫn tồn đọng hai rủi ro lớn: lịch sử biến động giá mạnh và kịch bản bỏ độc quyền vàng miếng. Do đó, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi mua vào (Ông Nguyễn An Huy - chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm về thị trường vàng thuộc Công ty FIDT)
NHNN cũng cảnh báo tại nhiều điểm bán vàng, có đối tượng thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, hưởng chênh lệch, gây bất ổn thị trường và thiệt hại cho nền kinh tế.
Đồng thời đã ra văn bản đề nghị Bộ Công an xác minh, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt về việc NHNN thiếu vàng để bán; thuê người xếp hàng mua gom vàng với mục tiêu đẩy giá, đầu cơ, trục lợi. NHNN khẳng định có đủ nguồn lực và quyết tâm để bình ổn thị trường, kiểm soát mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp. Người dân cần đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các đối tượng có dụng ý xấu.
Hiệp hội Kinh doanh Vàng (VGTA) đề xuất mở rộng quyền tham gia bán vàng bình ổn cho các doanh nghiệp tư nhân được cấp phép.
"Hiện tượng người dân xếp hàng mua vàng vẫn còn diễn ra ở nhiều chi nhánh. Trong khi người dân ở các tỉnh khác, nhất là ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận để được mua vàng miếng SJC" - VGTA nhìn nhận.
Theo cơ quan này, việc 4 ngân hàng quốc doanh chỉ bán vàng miếng mà không mua vào chưa tạo điều kiện khuyến khích người dân chuyển đổi vốn vàng cho đầu tư phát triển. Vì thế, VGTA cho rằng cần có thêm các biện pháp để đảm bảo nguồn cung kịp thời.
Trước đó, Hiệp hội này cũng đã đề xuất nhập khẩu 10 tấn vàng để làm nguyên liệu sản xuất trang sức, nữ trang. Đây là lần đề xuất thứ hai trong bối cảnh hơn 11 năm qua, các doanh nghiệp không được nhập khẩu vàng nguyên liệu mà chỉ thu mua vàng trên thị trường.
Tại cuộc họp với NHNN vào cuối tuần trước, TS Trương Văn Phước-nguyên Quyền Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng lúc này người dân cần hết sức thận trọng vì chỉ một động thái Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) ngưng mua vàng mà giá vàng giảm xuống gần 100 USD.
Các chuyên gia kinh tế đề xuất rằng, mặc dù việc bán vàng giá bình ổn đã phần nào đem lại ổn định ban đầu, nhưng đã đến lúc cần xem xét lại hình thức can thiệp này. Họ lập luận rằng, để đáp ứng nhu cầu thị trường, việc nhập khẩu vàng sẽ tiêu tốn nguồn lực ngoại tệ quý giá và ảnh hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia.
Các chuyên gia khuyến nghị rằng NHNN nên thăm dò một khuôn khổ pháp lý mới để ổn định thị trường vàng, đồng thời xem xét vàng như một mặt hàng thông thường, đáp ứng nhu cầu của thị trường mà không cần can thiệp quá mức. Điều này sẽ cho phép thị trường tự điều chỉnh giá cả theo cung và cầu, mà không phụ thuộc vào sự can thiệp của NHNN.
TS Trương Văn Phước cho rằng ngoài vàng miếng, NHNN và Chính phủ còn phải cần đối nhiều mặt hàng thiết yếu khác. “Một hôm không cầm vàng miếng thì chắc chắn chúng ta vẫn sống nhưng nếu không có xăng dầu, phân bón, gạo và nhu yếu phẩm thì sẽ thế nào?”, ông Phước đặt vấn đề.
NHNN với tư cách nắm giữ dự trữ ngoại hối quốc gia, mà vàng là tài sản có nguyên liệu do thị trường quốc tế quyết định nên NHNN nên giữ lấy quyền xuất nhập khẩu vàng. Còn việc chế biến gia công nên trao lại cho doanh nghiệp hoặc TCTD có điều kiện. “Như vậy chúng ta sẽ chứng kiến sự điều tiết của thị trường vàng theo quy luật cung cầu và giá cả chắc chắn sẽ không có sự chênh lệch như thời gian vừa qua. Dần dần người dân sẽ rời xa vàng vật chất” - TS Phước nói.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (17/6), thị trường quốc tế đảo chiều giảm ngay đầu phiên sáng. Giá vàng nhẫn tăng gần nửa triệu đồng/lượng so với phiên trước.
Kinhtedothi - Hàng loạt các dữ liệu kinh tế đã hỗ trợ giá xăng dầu thế giới bắt đầu tuần giao dịch mới trong sắc xanh, cả dầu Brent và WTI tăng nhẹ.
Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông báo, giá bán vàng miếng trực tiếp ngày 11/6/2024 cho 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN) và Công ty TNHH MTV vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) là 75,98 triệu đồng/ lượng, bằng với giá của ngày đầu tuần 10/6.
Kinhtedothi - Kỳ vọng nhu cầu trong mùa hè tăng, giá xăng dầu thế giới lấy lại đà leo dốc bất chấp đồng USD lên cao nhất trong 4 tuần.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (11/6), trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh so với chốt phiên trước. Giá vàng SJC trong nước đi ngang, nhưng nhẫn lại giảm.
Kinhtedothi- Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố giá bán vàng miếng SJC cho 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và Công ty SJC ngày 10/6 là 75,98 triệu đồng/lượng. Mức giá này bằng với giá công bố hôm thứ Sáu (7/6) và giá của ngày thứ Năm (6/6) tuần trước.
Kinhtedothi - Quyết định sẽ dần dỡ bỏ ràng buộc mức cắt giảm tự nguyện của 8 thành viên của OPEC+ từ tháng 10/2024, cùng dữ liệu lạm phát, việc làm giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (10/6), trên thị trường quốc tế đảo chiều tăng so với chốt phiên trước. Người mua vàng giá cao có thể mất hơn chục triệu đồng mỗi lượng.
Kinhtedothi - Trong tuần qua, khi giá vàng trong nước giảm và các ngân hàng thương mại Nhà nước, Công ty SJC bán vàng “bình ổn” cũng là lúc thị trường chứng kiến dòng người ùn ùn xếp hàng đi mua vàng.
Kinhtedothi- Giá vàng thế giới cuối tuần qua giảm mạnh hơn 80 USD/ounce, thủng ngưỡng 2.300 USD/ounce sau thông tin kép từ Mỹ và Trung Quốc. Trong nước, giá vàng miếng được Công ty SJC và 4 ngân hàng thương mại giữ ổn định.