Giá xăng dầu hôm nay 6/3: thế giới và trong nước giảm sâu
06/03/2025 07:52
Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 5/3, giá dầu nới dài đà giảm. Dầu Brent “trượt”, dầu WTI ngày càng xa mốc 70 USD//thùng sau dữ liệu cho thấy tồn kho dầu của Mỹ tăng cao hơn dự kiến, tạo thêm trở ngại khi các nhà đầu tư lo ngại về kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+ vào tháng 4 và thuế quan của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc.
Ảnh minh họa.
Giá dầu Brent giảm 1,74 USD, tương đương 2,45%, xuống mức 69,3 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 1,95 USD, tương đương 2,86%, xuống mức 66,31 USD/thùng.
Giá đã thu hẹp một số mức lỗ đầu phiên. Trong phiên, có thời điểm giá dầu Brent giảm xuống mức 68,33 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 12-2021; dầu WTI chạm mức 65,22 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2023.
Giá đã phục hồi một phần sau khi Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trên Bloomberg TV rằng Tổng thống Donald Trump sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có nên giảm thuế cho một số ngành công nghiệp nhất định hay không.
Theo Reuters, trong khi mức thuế 25% áp dụng đối với Canada và Mexico sẽ vẫn được duy trì, Mỹ sẽ xem xét loại bỏ mức thuế 10% đối với các mặt hàng năng lượng nhập khẩu của Canada, như dầu thô và xăng, tuân thủ các quy tắc xuất xứ theo Hiệp định 3 bên Mỹ - Mexico - Canada.
Trong khi đó, giá dầu chịu ảnh hưởng chính bởi dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 28/2 tăng 3,6 triệu thùng lên 433,8 triệu thùng, gấp hơn 10 lần so với kỳ vọng tăng 341.000 thùng của các nhà phân tích. Sự tăng này là do hoạt động bảo dưỡng nhà máy lọc dầu theo mùa. Cũng theo EIA, tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất giảm lần lượt 1,4 triệu thùng và 1,3 triệu thùng do xuất khẩu tăng.
Giá dầu Brent đã giảm hơn 2 USD sau khi dữ liệu tồn kho nói trên được công bố.
Nhà phân tích Ashley Kelty tại Panmure Liberum cho biết, việc Mỹ áp thuế đối với Trung Quốc, Canada và Mexico và sự đáp trả nhanh chóng từ các nước này làm gia tăng lo ngại về sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế và tác động tiếp theo đến nhu cầu năng lượng.
Sau lệnh áp thuế của ông Donald Trump, Canada và Trung Quốc đã ngay lập tức đáp trả. Phía Mexico cũng cho biết sẽ đáp trả nhưng không nêu chi tiết.
Trong khi đó, quyết định tăng sản lượng thêm 138.000 thùng/ngày kể từ tháng 4 của OPEC+, bước đầu tiên trong kế hoạch tăng sản lượng hằng tháng nhằm tháo gỡ lệnh cắt giảm gần 6 triệu thùng/ngày, tương đương gần 6% nhu cầu toàn cầu, đã liên tục gây áp lực lên giá dầu.
Theo nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS, thị trường có chút lo ngại rằng quyết định của OPEC+ là khởi đầu cho một loạt đợt bổ sung nguồn cung hằng tháng, nhưng tuyên bố từ OPEC+ khẳng định lại cách tiếp cận chỉ đưa dầu trở lại nếu thị trường có thể “hấp thụ” được.
Các nhà phân tích tại Morgan Stanley Research cho biết có khả năng OPEC+ chỉ tăng sản lượng vài tháng một lần, thay vì dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cắt giảm.
Còn theo các nhà phân tích của JP Morgan, nhu cầu dầu toàn cầu trong tháng trước đạt trung bình 103,6 triệu thùng/ngày, tăng 1,6 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 1,8 triệu thùng/ngày mà họ đã dự báo.
Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành được liên Bộ Tài chính - Công Thương, Giá bán lẻ xăng dầu trong nước nói trên sẽ được điều chỉnh chiều nay. Do giá xăng dầu thế giới tuần trước và những phiên giao dịch đầu tuần liên tục giảm nên khả năng cao giá xăng dầu trong nước cũng sẽ kéo dài đà giảm. Mức giảm lần này của giá xăng dầu trong nước có thể mạnh hơn, từ 500-800 đồng/lít.
Tại lần điều chỉnh giá gần đây nhất, giá xăng E5 RON 92 giảm 197 đồng/lít, xăng RON 95-III giảm 19 đồng/lít, dầu hỏa giảm 178 đồng/lít, dầu diesel giảm 106 đồng/lít, dầu mazut tăng 19 đồng.
Hiện giá bán lẻ xăng dầu trong nước như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 20.658 đồng/lít. Xăng RON 95-III không quá 21.112 đồng/lít. Dầu diesel không quá 18.957 đồng/lít. Dầu hỏa không quá 19.335 đồng/lít. Dầu mazut không quá 17.615 đồng/lít.
Kinhtedothi - Biến động tăng giảm trong từng phiên theo các tiêu đề, giá xăng dầu thế giới gần như đi ngang.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 7/3, thị trường thế giới quay đầu giảm, chấm dứt mạch 3 phiên tăng liên tiếp, khi các dữ liệu kinh tế, việc làm trái chiều nhau. Thị trường trong nước, giá vàng nhẫn vẫn cao hơn giá vàng miếng SJC, giữ mốc 93 triệu đồng/lượng.
Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (6/3), giá các mặt hàng xăng giảm nhẹ, trên dưới 200 đồng mỗi lít; giá các mặt hàng dầu cũng giảm nhẹ, duy chỉ có dầu mazut tăng.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 4/3, thị trường thế giới tăng vọt so với phiên trước sau khi châu Âu công bố chỉ số giá tiêu dùng cao hơn dự báo, các dữ liệu từ nền kinh tế Mỹ kém tích cực. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cũng tăng mạnh so với phiên trước.
Kinhtedothi - Giá xăng dầu thế giới bắt đầu tuần mới trong sắc xanh với dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 3/3.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 3/3, thị trường thế giới tăng vọt ngay sau khi mở cửa phiên. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cơ bản đi ngang so với phiên trước.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 2/3, thị trường thế giới chứng kiến một tuần giảm mạnh khi Mỹ công bố làng loạt dữ liệu kinh tế. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cũng giảm mạnh trong tuần qua.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 1/3, thị trường thế giới tiếp tục có phiên giảm mạnh thứ 2 liên tiếp sau khi Mỹ công bố chỉ số PCE tháng 1 không có nhiều cải thiện. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng giảm mạnh so với phiên trước, rời xa mốc 91 triệu đồng.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 28/2, thị trường thế tiếp tục có phiên lao dốc sau khi Mỹ công bố nhiều dữ liệu kinh tế tăng, việc làm kém tích cực. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng giảm nhẹ so với phiên trước.
Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (27/2), giá các mặt hàng xăng giảm nhẹ, trên dưới 200 đồng mỗi lít; giá các mặt hàng dầu cũng giảm nhẹ, duy chỉ có dầu mazut tăng.