Giá xăng dầu hôm nay 29/5: tiếp tục bứt tốc
29/05/2024 07:38
Các chuyên gia cho biết, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/5, giá dầu tăng hơn 1 USD/thùng do kỳ vọng OPEC+ sẽ duy trì hạn chế nguồn cung dầu thô tại cuộc họp trực tuyến ngày 2/6, mùa lái xe mùa hè ở Mỹ bắt đầu và sự suy yếu của đồng USD.
Ảnh minh họa.
Giá dầu Brent giao tháng 7 tăng 1,12 USD, tương đương 1,4%, lên mức 84,22 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ kết thúc phiên ở mức 79,83 USD/thùng, tăng 2,11 USD, tương đương 2,7%.
Theo Reuters, các nhà giao dịch và nhà phân tích đang dự đoán OPEC+ sẽ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày.
Trong một ghi chú mới đây, các nhà phân tích của UBS bày tỏ kỳ vọng OPEC+ sẽ gia hạn mức cắt giảm hiện tại thêm ít nhất 3 tháng nữa tại cuộc họp vào cuối tuần này.
Lý giải về sự “leo thang” của giá dầu những phiên vừa qua, Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates cho biết chính sự suy yếu đáng kể (0,1%) của đồng bạc xanh, sự đồng thuận ngày càng tăng rằng OPEC+ sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng tại cuộc họp ngày 2-6 đã hỗ trợ giá dầu tăng tốc.
Giá dầu liên tục tăng trong các phiên vừa qua còn bởi kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng khi bắt đầu mùa lái xe và kỳ nghỉ hè ở Mỹ.
Những lo ngại về lãi suất của Mỹ tiếp tục tăng trong thời gian dài hơn đã góp phần khiến giá dầu ghi nhận mức giảm trong tuần trước.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE) của Mỹ, thước đo lạm phát chính của Fed, dự kiến công bố vào thứ 6.
Tamas Varga của nhà môi giới PVM cho biết mặc dù giá dầu đã tăng 2 phiên vừa qua nhưng những lo ngại về lãi suất rất có thể sẽ đóng vai trò như một lực cản đối với những nỗ lực tiếp theo nhằm đẩy giá dầu lên cao hơn.
Dữ liệu du lịch hàng không cũng giúp thúc đẩy giá dầu. Dữ liệu từ công ty phân tích chuyến bay OAG cho thấy đã có hơn 90 triệu ghế kín trên các chuyến bay nội địa của Mỹ trong tháng 5, tăng 5% so với tháng trước và gần 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bob Yawger của ngân hàng Mizuho cho biết, xung đột tiếp diễn ở Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu tăng.
Kinhtedothi - Tuần qua giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước đều lao dốc. Thị trường quốc tế đón nhận các thông tin kinh tế tích cực từ Mỹ và quan chức Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tỏ rõ quan điểm “diều hâu” trong chính sách tiền tệ.
Kinhtedothi - Lấy lại đà tăng nhưng không thể bù đắp những phiên lao dốc trước đó, giá xăng dầu thế giới ghi nhận tuần giảm giá do lo lắng về chính sách lãi suất của Fed và sự gia tăng tồn kho dầu thô của Mỹ
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (25/5), trên thị trường quốc tế bật tăng trở lại. Nền kinh tế Mỹ tiếp tục công bố những dữ liệu kinh tế tích cực. Giá vàng SJC tiếp tục giảm sâu.
Kinhtedothi - Sự “lao dốc không phanh” của giá dầu là do triển vọng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao, cũng như tồn kho dầu của Mỹ tăng.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (24/5), trên thị trường quốc tế tiếp tục lao dốc, sau các dữ liệu kinh tế tích cực hỗ trợ đồng USD tăng cao và gây áp lực lên kim loại quý. Giá vàng SJC cũng đảo chiều giảm mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.
Kinhtedothi - Tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng, lạm phát kéo dài khiến giá xăng dầu thế giới từ từ lao dốc.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (22/5), trên thị trường quốc tế giảm sau khi các quan chức của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục phát đi tín hiệu thận trọng trong điều hành chính sách. Giá vàng SJC cũng quay đầu giảm mạnh.
Kinhtedothi - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết đang chờ thêm dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm đã ảnh hưởng đến đà tăng của giá xăng dầu thế giới.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (21/5), trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh lập mức đỉnh lịch sử mới. Giá vàng SJC cũng leo cao theo thị trường quốc tế.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (20/5), giá vàng trên thị trường quốc tế bật tăng ngay đầu phiên, sau khi cuối tuần trước đã có phiên tăng mạnh mẽ vượt lên ngưỡng đỉnh lịch sử trên ngưỡng 2.400 USD/ounce. Chuyên gia nhận định, vàng thế giới vẫn còn nhiều cơ hội tăng giá lên ngưỡng 2.500 USD.