Giá xăng dầu hôm nay 24/2: Lao dốc
24/02/2024 08:49
Trên sàn New York Mercantile Exchange, sáng 24/2 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ giảm 2,12 USD, tương đương 2,7%, xuống mức 76,49 USD/thùng. Tính cả tuần, giá dầu Brent giảm khoảng 2% và giá dầu WTI giảm hơn 3%. Còn Brent giảm 2,05 USD, tương đương 2,5%, xuống mức 81,62 USD/thùng.
Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cho biết, dù giảm những dấu hiệu về mối lo ngại về cung và cầu nhiên liệu có thể hỗ trợ giá dầu phục hồi trong những ngày tới
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu giảm gần 3% sau khi một nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bị trì hoãn ít nhất hai tháng nữa.
Reuters đưa tin, ngày 22/2, Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết các nhà hoạch định chính sách của Fed nên trì hoãn việc cắt giảm lãi suất của Mỹ ít nhất vài tháng nữa. Điều này có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và hạn chế nhu cầu dầu mỏ.
Fed đã giữ lãi suất chính sách ổn định trong khoảng 5,25% đến 5,5% kể từ tháng 7/2023. Biên bản cuộc họp tháng 1 cho thấy hầu hết các ngân hàng trung ương đều lo lắng về việc nới lỏng chính sách quá nhanh.
Tim Snyder, chuyên gia kinh tế tại Matador Economics, nhận xét toàn bộ tổ hợp năng lượng đang phản ứng, bởi vì nếu lạm phát bắt đầu quay trở lại, nó sẽ làm chậm nhu cầu về các sản phẩm năng lượng và “đó không phải là điều mà thị trường muốn hiểu vào lúc này, đặc biệt là khi nó đang cố gắng tìm ra hướng đi”.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nhu cầu vẫn ở mức tốt bất chấp tác động của lãi suất cao, kể cả ở Mỹ. Các nhà phân tích của JPMorgan cho biết các chỉ số nhu cầu của JPMorgan đang cho thấy tính đến ngày 21/2, nhu cầu dầu tăng 1,7 triệu thùng/ngày so với tháng trước. Theo các nhà phân tích, tuần trước mức tăng nhu cầu là 1,6 triệu thùng/ngày. Tuần này, nhu cầu tiếp tục tăng ở Trung Quốc và châu Âu.
Trong khi đó, các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza đang diễn ra ở Paris nhằm ngăn chặn cuộc xung đột ở Palestine. Tim Evans, một nhà phân tích thị trường dầu mỏ độc lập, cho biết các cuộc đàm phán ngừng bắn có thể thúc đẩy dự đoán của thị trường rằng căng thẳng địa chính trị sẽ giảm bớt.
Kinhtedothi - Hôm nay (26/2), giá vàng thế giới được dự báo vẫn tăng tốt khi nhiều yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, vẫn còn những yếu tố gây áp lực đan xen, do đó giới đầu tư cần thận trọng trong giao dịch.
Kinhtedothi - Dù căng thẳng ở Trung Đông vẫn chưa hạ nhiệt, nhưng nhu cầu yếu đã khiến giá xăng dầu tuần này quay đầu giảm.
Kinhtedothi - Giá vàng thế giới tuần qua đã tăng mạnh so với chốt phiên tuần trước đó. Giá vàng SJC thoát ra khỏi tuần thần tài cũng đảo chiều tăng khá tích cực.
Kinhtedothi - Tuần này, thị trường vàng rộn ràng hơn bởi “mùa” lễ Thần tài. Dù có nơi phải xếp hàng, có cửa hàng lại “vắng như chùa bà Đanh”, tuy nhiên, đến hẹn lại lên, dịp này giá vàng kể cả có giảm vẫn ở mức cao.
Kinhtedothi – Dù tồn kho dầu của Mỹ tăng, nhưng do căng thẳng ở Trung Đông vẫn chưa hạ nhiệt nên giá dầu thế giới vẫn có xu hướng tăng.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (23/2), giá vàng thế giới đảo chiều giảm so với phiên trước. Giá vàng SJC bật tăng mạnh so với phiên trước, dần tìm mốc 79 triệu đồng/lượng.
Kinhtedothi - Chiều ngày 22/2, Liên bộ Công Thương - Tài Chính quyết định điều chỉnh giảm giá đối với các mặt hàng xăng dầu kể từ 15 giờ cùng ngày.
Kinhtedothi - Do căng thẳng địa chính trị gia tăng ở Trung Đông, dấu hiệu thắt chặt nguồn cung, giá xăng dầu thế giới leo dốc. Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu có thể sẽ giảm trong khoảng 200 - 500 đồng/lít.
Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay (22/2), giá vàng thế giới nhích tăng so với phiên trước. Giá vàng SJC đảo chiều giảm mạnh so với phiên trước đi ngược với xu hướng thế giới, còn vàng nhẫn vẫn tăng khá tốt.
Kinhtedothi – Báo cáo triển vọng nhu cầu dầu sẽ yếu trong năm nay, dấu hiệu thị trường thắt chặt hơn, giá xăng dầu thế giới giảm nhẹ.